Thứ tư, ngày 18 tháng 09 năm 2024
12:50 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 17, ra ngày 10/9/2022

Như thường lệ, mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm với bài viết Số hóa dữ liệu hộ tịch, dân cư: Quyết tâm về “đích” đúng hẹn của Hoàng Nam nói về sự tích cực hòa mình vào công cuộc chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên và bài viết Học phí tăng cao trong năm học 2022 – 2023 của tác giả Linh Trà xoay quanh vấn đề tăng học phí.

Nhân dịp Tết Trung thu, Tạp chí mời bạn đọc thưởng thức “chùm quả ngọt” từ Trại sáng tác văn học thanh thiếu nhi 2022 – đó là những tác phẩm thơ, truyện ngắn về thế giới trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên, thú vị song cũng ẩn chứa những bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc không chỉ dành riêng cho các em.

Mục Sáng tác văn học kỳ này đăng tải tản văn Đi qua mùa thu của Hồ Điệp, Cốm người Tày của Lã Thị Thông; thơ của các tác giả: Nguyễn Vĩnh Tiến, Lữ Hồng, Trương Thị Bách Mỵ, Trang Thanh, Nguyên Như, Dương Công Sự, Du An.

Đi qua mùa thuCốm người Tày là bản hòa ca trong trẻo, tươi vui, ấm áp của mùa thu hiện tại đan xen chút hoài niệm rưng rưng về những mùa thu đã trôi vào quá khứ.

Bên cạnh văn xuôi, mảng thơ tiếp tục là những sáng tác thấm đẫm niềm thương nỗi nhớ với quê hương, làng bản, với thiên nhiên biển trời; đồng thời chất chứa những tiếng lòng đầy trăn trở về cuộc sống, về tình cảm lứa đôi, song, sau tất cả vẫn ánh lên những niềm tin và hy vọng tươi đẹp.

Truyện ngắn đặc sắc số này sẽ giới thiệu tới độc giả tác phẩm Hoa mía của nhà văn Bùi Thị Như Lan. Viết về chủ đề tình yêu tưởng chừng đã quá quen thuộc nhưng bằng những chi tiết biểu tượng đa nghĩa, những câu đối thoại “đắc địa và sáng giá”, bằng bút pháp đậm đặc chất dân tộc miền núi và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nhà văn Bùi Thị Như Lan đã mang đến một truyện ngắn xoáy sâu vào tâm can người đọc, đưa người đọc đi hết cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác, để rồi day dứt mãi một câu hỏi: nhân vật ấy đáng trách hay đáng thương?

Hai bài viết: Hương vị miệt đồng gây thương nhớ (Mai Đình) và Tục lạ châu Phi (Chu Mạnh Cường) trong mục Văn hóa sẽ đưa bạn đọc về miền Tây sông nước để “thưởng thức” những món ăn đã trở thành “thương hiệu” hay đến châu Phi xa xôi để khám phá những phong tục độc lạ, nằm ngoài sức tưởng tượng.

Mục Bút ký – Phóng sự  kỳ này là tác phẩm tham dự Cuộc thi Bút ký – Phóng sự năm 2021 - 2022: Cảnh giác trước “mê hồn trận” lừa đảo qua mạng của tác giả Minh Hiếu nói về những chiêu trò, cạm bẫy lừa đảo đang hoành hành trên mạng internet. Và hai tác phẩm với những thông tin bổ ích, thú vị là: Nửa dòng máu mang màu diệp lục (Đỗ Doãn Hoàng) và Khi người lớn cùng làm trẻ nhỏ…(Sa Mộc).

Cùng với đó, những bài viết trong các chuyên mục: Chuyện người chuyện ta, Nghệ thuật, Câu chuyện văn hóa, Nghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài, Chữ và nghĩa… sẽ mang đến những nội dung thông tin đa dạng.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Số hóa dữ liệu hộ tịch, dân cư: Quyết tâm về “đích” đúng hẹn (Hoàng Nam)

Học phí tăng cao trong năm học 2022 – 2023 (Linh Trà)

Chuyện người chuyện ta

Năm học mới lại “nóng” chuyện thiếu giáo viên (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Tản văn

Đi qua mùa thu (Hồ Điệp)

Cốm người Tày (Lã Thị Thông)

Thơ

Mùa ngâu (Nguyễn Vĩnh Tiến)

Cho loài hoa cánh mỏng; Giữ ký ức (Lữ Hồng)

Nhớ làng; Khúc biến tấu từ những pho tượng cổ (Trương Thị Bách Mỵ)

Đập cánh; Gửi lại vàng hoa (Trang Thanh)

Bên biển; Nương quê (Nguyên Như)

Đất (Dương Công Sự)

Lòng chảo, Lên Pú Khớ (Du An)

Truyện ngắn đặc sắc

Hoa Mía (Bùi Thị Như Lan)

Nghệ thuật

“Tiếng gọi đò” lịm đi trong gió (Vũ Kim Khoa)

Bàn về “Thi tuyển kiến trúc” (Nguyễn Văn Cường)

Văn hóa

Tục lạ châu Phi (Chu Mạnh Cường)

Hương vị miệt đồng gây thương nhớ (Mai Đình)

Kỳ thú ý nghĩa của hình dạng (Minh Long)

Câu chuyện văn hóa

Người đi cùng xe hôm ấy (Ngô Minh)

Dành cho các em nhân dịp Tết Trung thu

Cuộc trò chuyện trong bếp; Làng Giàn (Dương Phương Thảo)

Một ngày làm người tí hon (Nguyễn Phương Vy)

Nỗi oan Tầm Gửi (Nguyễn Minh Trọng)

Bàn chải đánh răng; Buổi sáng của em; Đường về quê em (Đoàn Gia Hân)

Gà Chíp ngủ mơ; Phơi thóc (Ngọc Thị Lan Thái)

Bé tập làm thơ (Dương Văn Mưu)

Tiếng mõ trâu (Hoàng Thị Hiền)

Bé và ông mặt trời; Nào cùng dung dăng (Lã Thị Thông)

Con mơ (Nguyễn Minh Hằng)

Bút ký – Phóng Sự

Nửa dòng máu mang màu diệp lục (Đỗ Doãn Hoàng)

Khi người lớn cùng làm trẻ nhỏ…(Sa Mộc)

Cảnh giác trước “mê hồn trận” lừa đảo qua mạng (Minh Hiếu)

Nghiên cứu – trao đổi

Thức quà ấu thơ (Hoàng Thụy Anh)

Viết như vợt giấc mơ mình (Phan Đình Minh)

Văn học nước ngoài

Skin – Bức họa da người (Tác giả: Roald Dahl (Anh); dịch giả: Trương Mai Hương)

Chữ và nghĩa

Xuất xứ của một số câu chữ thường nghe (Như Châu)

Thơ Châm

Đến học lại lo… (Huy Lê)

Cuộc gọi lừa đảo (Sáu Tâm)

Bệnh háo danh (Tứ Nguyễn)

Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Tranh của Gia Khánh và Thảo My.

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy