Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
02:10 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 16, ra ngày 25/8/2022

Nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2022), Văn nghệ Thái Nguyên kỳ này dành nhiều bài viết với niềm tự hào, suy tư cùng những ký ức, khát vọng về lịch sử, đất nước, quê hương, con người Việt Nam. Đó các bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh – hành trình viết Tuyên ngôn Độc lập (Kiều Mai Sơn), Những bước chân mùa Thu (Vũ Thị Thanh Hòa), Con chim xanh của ngày thơ bé… (Nguyễn Thành Phong)…

Cùng với đó là những bài viết mang đến cho bạn đọc những nội dung thông tin đa dạng: Xây dựng “Tòa soạn thông minh” làm tròn sứ mệnh lịch sử của tác giả Linh Lan, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Báo Thái Nguyên nhân kỷ niệm 60 năm thành lập (25/8/1962 – 25/8/2022).

Tạp chí kỳ này còn giới thiệu với độc giả cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên xoay quanh hoạt động tổ chức các Trại sáng tác văn học thanh thiếu nhi, qua bài phỏng vấn: Lấp đầy khoảng trống trong văn học thanh thiếu nhi do Linh Trà thực hiện.

Chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm số này là bài viết: “Dọn rác” trên không gian mạng  của tác giả Vĩnh An và Phát triển hồ Núi Cốc có tầm nhìn, bền vững và vì cộng đồng của kiến trúc sư Trần Hải Hưng sẽ là những thông tin thu hút sự chú ý của nhiều người.

Mục Sáng tác văn học kỳ này là hai truyện ngắn: Nhà chật của Phạm Thanh Thúy và Tiếng sáo dệt mộng của Lê Thị Kim Sơn.

Nhà chật là câu chuyện về những thân phận người muốn nương tựa vào nhau giữa cuộc đời khắc nghiệt để quên đi nỗi cô đơn, sưởi ấm trái tim và ráp lại với nhau thành một gia đình hoàn chỉnh. Nhưng bao nỗ lực đều tan thành mây khói khi một người cứ cố chấp khép kín lòng mình. Để cuối cùng, nhân vật thảng thốt nhận ra chính sự cố chấp của mình đã cướp đi nụ cười hạnh phúc của người mẹ, tạo nên một vách ngăn không thể phá bỏ và một khoảng trống chẳng thể lấp đầy…

Bằng những câu độc thoại nội tâm chứa đầy tâm sự cùng tiếng sáo khi réo rắt, reo vui, lúc bi thương, nức nở, Tiếng sáo dệt mộng đã dệt nên mối nghiệt duyên giữa chàng ngư phủ nghèo Trương Chi và mĩ nhân Mị Nương chốn lầu son gác tía. Một lần gặp gỡ, cứ ngỡ trăm năm, nào ngờ…  kẻ mộng mơ ôm hình hài tan vỡ, kẻ thong dong lại mắc vào mộng ảo điên cuồng, để rồi mộng vỡ hồn tan, nỗi niềm ai oán.

Cùng với văn xuôi, mảng thơ tiếp tục là những sáng tác của các tác giả trong và ngoài tỉnh: Nguyễn Minh Khiêm, Cao Xuân Thái, Trần Quốc Toàn, Ngô Thúy Hà, Nam Thanh, Trần Kế Hoàn, Trương Quang Thứ, Đinh Ngọc Diệp, Trần Văn Lợi, Võ Thị Thu Hằng. Những suy tư, chiêm nghiệm về muôn mặt của đời sống đầy biến động, về chiến tranh và thiên tai, về những ký ức thân thương đã trở thành cổ tích, để thấy trân trọng hơn quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời sẻ chia những đau thương mất mát… đã được các nhà thơ gửi gắm vào từng câu chữ.

Dọc theo mùa đói của Vũ Thị Huyền Trang là một bài viết khá hấp dẫn trong mục Bút ký – Phóng sự kỳ này. Với lối viết dung dị cùng nhiều dẫn chứng sống động tác giả đã khắc họa rõ nét bức tranh “mùa đói”. Từ đói cơm gạo, sách báo thời bao cấp ở chốn quê nghèo, cho tới “đói tình cảm” nơi phố thị phồn hoa sau này. Đó là những tháng ngày ngóng tàu chở người thân về cùng những củ sắn mót, là ngọt lịm quà quê trong chiếc làn của mẹ, là vị đắng ngắt của rau rừng, vị mặn chát của nước mắt bao lần tiễn bạn “đi xa”…

Mục Nghệ thuật số này là các bài viết: Nghệ thuật truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay của Nguyễn Văn Bách; Họa sĩ Duy Sơn: Vẽ để quên đau đớn… của Gia Bảy. Bên cạnh đó, các chuyên mục: Nghiên cứu – Trao đổi, Chuyện người chuyện ta, Văn hóa, Văn học nước ngoài, Ý kiến bạn đọc… sẽ mang đến nhiều thông tin cho độc giả.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

Chủ tịch Hồ Chí Minh – hành trình viết Tuyên ngôn Độc lập (Kiều Mai Sơn)

“Dọn rác” trên không gian mạng (Vĩnh An)

Phát triển hồ Núi Cốc có tầm nhìn, bền vững và vì cộng đồng (Trần Hải Hưng)

Lấp đầy khoảng trống trong văn học thanh thiếu nhi (Linh Trà thực hiện)

Xây dựng “Tòa soạn thông minh” làm tròn sứ mệnh lịch sử (Linh Lan)

Chuyện người chuyện ta

Quảng bá du lịch thế nào cho hấp dẫn (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Nhà chật (Phạm Thanh Thúy)

Tiếng sáo dệt mộng (Lê Thị Kim Sơn)

Con chim xanh của ngày thơ bé… (Nguyễn Thành Phong)

Những bước chân mùa Thu (Vũ Thị Thanh Hòa)

Thơ

Cửa sông (Nguyễn Minh Khiêm)

Làng chài sau bão (Cao Xuân Thái)

Như những mùa hoa (Trần Quốc Toàn)

Sấu quê (Ngô Thúy Hà)

Dáng cúc (Nam Thanh)

Tìm về cổ tích (Trần Kế Hoàn)

Trở mùa (Trương Quang Thứ)

Mắt đêm (Đinh Ngọc Diệp)

Sợi dây phơi của chị (Trần Văn Lợi)

Hồi sinh (Võ Thị Thu Hằng)

Bút ký – Phóng sự

Dọc theo mùa đói (Vũ Thị Huyền Trang)

Nghiên cứu – Trao đổi

Dịch giả Phạm Đức Hùng: Dịch văn học là cống hiến thẳm sâu (Kiều Bích Hậu)

Cảm quan sinh thái trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang nhìn từ tác phẩm “Mắt rừng” và “Phố núi” (Dương Thu Hằng)

Văn hóa

Giải mã các mô típ hoa văn trên trang phục truyền thống của người Dao Quần trắng ở Yên Bái (Việt Anh)

Tìm hiểu về huyện Đại Từ qua một số di vật, cổ vật (Nguyễn Đình Hưng)

Câu chuyện văn hóa

Tình nghĩa nơi dự án (Nguyễn Đình Tân)

Nghệ thuật

Họa sĩ Duy Sơn: Vẽ để quên đau đớn… (Gia Bảy)

Sơn ơi (Đỗ Dũng)

Nghệ thuật truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay (Nguyễn Văn Bách)

Văn học nước ngoài

Vết bớt hình quỷ (Tác giả: Amir Sher (Mỹ); Dịch giả: Đinh Đức Cần)

Thơ châm

Loạn thi “Hoa hậu” (Hoàng Sa Việt)

Ngông! (Đào Đất)

Xưng hô cho đúng (Lê Thị)

Ý kiến bạn đọc

Người dân Kha Sơn mong có nguồn điện “khỏe” (Phương Thảo)

Tranh của Lưu Yên Thế, Giang Văn Khiết

Tranh biếm họa của Nguyễn Trần Bạch Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy