Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 16 (25/8)
VNTN - Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9, Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 16 với nhiều bài viết xung quanh chủ đề này. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Mở đầu là bài viết của nhà báo Kiều Mai Sơn, nhan đề “Bác Hồ về Thủ đô”, kể lại những ngày Bác và các đồng chí cốt cán của Đảng rời chiến khu về Thủ đô Hà Nội, chuẩn bị cho ngày khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 2/9/1945.
Trích đoạn thiểu thuyết “Lửa thiêng” của tác giả Phan Thức, cuốn tiểu thuyết lịch sử chuẩn bị ra mắt độc giả, mô phỏng một cách khái quát những nét cơ bản quá trình xây dựng ATK 2 (gồm tổng Tiên Thù, Thái Nguyên và tổng Hoàng Vân, Bắc Giang xưa) cho đến khi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.
Cùng chủ đề trên là các bài ký của tác giả Phan Thái: “Họ vẫn cười giữa địa ngục trần gian” viết về những chiến sĩ cách mạng bị biệt giam tại Nhà tù Phú Quốc; và bài “Thanh Ninh một thoáng” của Minh Hằng, ghi lại những cảm xúc khi thăm lại mảnh đất Thanh Ninh (Phú Bình) nơi ghi dấu bao huyền tích đáng tự hào.
Mục Sáng tác văn học là truyện ngắn Trưởng họ của Phùng Phương Quý với những chi tiết thú vị khiến người đọc hả hê trước sự trưởng thành của lớp trẻ được học hành đến nơi đến chốn. Cùng với đó là Trang Thơ với những sáng tác của Trại sáng tác VHNT Thái Nguyên vừa tổ chức tại Tam Đảo.
Trang Nghệ thuật số này, tác giả Nguyễn Phương bàn về vấn đề phát hiện, tôn vinh những tinh hoa trong nghệ thuật biểu diễn thông qua các cuộc thi, nhưng chính sách đãi ngộ thế nào để những tinh hoa ấy nối tiếp được mạch nguồn truyền thống?
Chuyên mục Văn hóa, là bài viết của tác giả Lương Việt Anh về “Nghi lễ cúng thần rừng của dân tộc Kháng. Đây là nghi lễ cầu mùa độc đáo, riêng có của người Kháng được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay.
Trang Nghiên cứu - Trao đổi kỳ này giới thiệu bài viết “Trang nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” của tác giả Hồng Lê, và “Truyện cực ngắn – thể loại xung kích của văn chương” là những dẫn dắt mang tính lý luận của nhà văn Hồ Thuỷ Giang về thể loại này.
Ngoài ra, các chuyên mục Văn học nước ngoài, Câu chuyện văn hoá, Chữ và nghĩa… sẽ mang đến những nội dung phong phú.
Mời quý vị cùng đón đọc.
Cùng quan tâm
Bác Hồ về Thủ đô (Kiều Mai Sơn)
Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản (Kim Ngân)
Chuyện người chuyện ta
Nhà văn và giải thưởng (Thái Văn)
Trang thơ
Tiếng chim rừng Tam Đảo, Những đám mây (Doãn Long)
Gặp lại nhau, Bên bến đò xưa (Trần Vạn)
Gặp nhau ở một nơi xa, Những ngày sống cùng phố mây (Trần Thị Nhung)
Tổ quốc (Nguyễn Ngọc Phú)
Ngày xa quê (Trung Phong)
Buổi sáng không đường biên (Huỳnh Thị Quỳnh Nga)
Trích tiểu thuyết “Lửa thiêng” của Phan Thức
Truyện ngắn
Trưởng họ (Phùng Phương Quý)
Tản văn
Mùi của quê hương (Suối Linh)
Mùa thu cuộn tròn trong ký ức (Hồ Điệp)
Mùi chay (Võ Thị Thu Hằng)
Bút ký – Phóng sự
Họ vẫn cười giữa “địa ngục trần gian” (Phan Thái)
Thanh Ninh một thoáng (Minh Hằng)
Nghệ thuật
Phát hiện, tôn vinh những tinh hoa trong nghệ thuật biểu diễn (Nguyễn Phương)
Ảnh báo chí trong tư thế độc lập (Vũ Kim Khoa)
Văn hóa
Nghi lễ cũng thần rừng của dân tộc Kháng (Lương Việt Anh)
Vu lan báo hiếu: hãy trải tình thương đến muôn loài (Vũ Trung Kiên)
Đời sống văn nghệ
Thành lập Hội Văn học nghệ thuật huyện Đồng Hỷ (Lê Minh)
Phố Mây đọng lại trong tôi… (Yến Nhung)
Nghiên cứu trao đổi
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Hồng Lê)
Truyện cực ngắn – thể loại xung kích của văn chương (Hồ Thuỷ Giang)
Văn học nước ngoài
Cao thượng (Henry Ren Albert Guy de Maupassant – Pháp; Đinh Đức Cần dịch)
Chữ và nghĩa
Một giọt máu đào (Đỗ Anh Vũ)
Vui vui…
Biếm họa của Nguyễn Trần Bạch Liên
Bìa: Lê Thuận Long; Nguyễn Quang Minh và Phan Bảo.
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...