Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
18:33 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 15 (10/8)

VNTN - Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 15, ra ngày 10/8/2023 trân trọng giới thiệu cùng độc giả những nội dung đáng chú ý sau:

Mục Vấn đề cùng quan tâm, là bài các viết bàn về những nội dung: “Mất cân đối cung cầu điện: Đi tìm giải pháp”; “Ổn định” – bẫy nghề nghiệp hay đòn bẩy phát triển bản thân?”; và những trăn trở xung quanh việc tôn tạo Di tích An dưỡng đường, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Tiếp đó là những thông tin về Cuộc thi Bút ký – Phóng sự trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên năm 2021 – 2023, được điểm lại qua bài “Khơi dậy niềm đam mê của người viết”. Để độc giả tiện theo dõi, BBT đăng lại các tác phẩm đoạt giải cao của Cuộc thi này.

 Mục Sáng tác văn học là hai truyện ngắn của các tác giả Phạm Giai Quỳnh và Trần Giáp. Phạm Giai Quỳnh với “Đôi cánh của người”, được viết bởi kĩ thuật tự sự dòng ý thức tạo nên một truyện không có cốt truyện. Vấn đề môi trường, vấn đề tự do cá nhân đã được tác giả đề cập tại đây.

Trái với Phạm Giai Quỳnh, truyện ngắn “Hương của núi rừng” của Trần Giáp lại là một câu chuyện dung dị về một gia đình tại làng quê với nhiều cung bậc vui buồn… Và cái kết có hậu đã giải toả cảm xúc cho người đọc khi câu chuyện khép lại.

Trang Thơ số này là các sáng tác của các tác giả: Đinh Công Thuỷ, Nguyễn Hữu Trung, Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Đức Hạnh, Khaly Chàm, Tạ Bá Hương và Ngô Thuý Hà.

Trang Nghệ thuật số này, kiến trúc sư Nguyễn Văn Cường trao đổi về vấn đề “Phong thuỷ và kiến trúc nhà ở”, cùng với bài viết “Nghệ thuật vì cộng đồng” cảu tác giả Thảo Vy. Như thế nào thì được gọi là nghệ thuật vì cộng đồng, mời độc giả tìm hiểu qua bài viết.

Chuyên mục Văn hóa, tác giả Kim Thoa sẽ giới thiệu với độc giả khu trưng bày nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam để hiểu thêm về phong tục, đời sống sinh hoạt của đồng bào qua là bài viết “Tượng gỗ nhà mồ của đồng bào dân tộc Ba Na”.

Trang Nghiên cứu  - Trao đổi kỳ này là bài viết tỉ mỉ, sâu sắc của tác giả Nguyễn Trung với nhan đề “Tư tưởng Nội thánh ngoại vương trong bài thơ Phong niên của Lê Thánh Tông” và bài: “45 độ F, tiên tri về ngày tàn của nền văn minh” của tác giả Hoài Nam với những phân tích, liên tưởng thông qua việc đọc một cuốn sách nêu trên.

Ngoài ra, các chuyên mục Văn học nước ngoài, Câu chuyện văn hoá, Chữ và nghĩa… sẽ mang đến nhiều nội dung phong phú trên các lĩnh vực.

Mời quý vị cùng đón đọc.

                                    moi-doc-van-nghe-thai-nguyen-so-15-10-8-2023-1691496581.jpg

 Vấn đề cùng quan tâm

Mất cân đối cung cầu điện: Đi tìm giải pháp (Thái Doãn Hoàng Cầu)

Tôn tạo Di tích An dưỡng đường – niềm hy vọng sẽ thành hiện thực? (Huy Văn)

“Ổn định” – bẫy nghề nghiệp hay đòn bẩy phát triển bản thân? (Nhung Tumany)

Trang thơ

Chiều trên hồ, Trong ký ức đại ngàn, Một ngày không dịu dàng (Đinh Công Thuỷ)

Một chuyến qua sông, Nghĩ về cánh đồng (Nguyễn Hữu Trung)

Để được lớn lên, Ba là… (Đỗ Trọng Khơi)

Bới ký ức (Nguyễn Đức Hạnh)

khói bếp dựng đón bình minh, cảm thức trình hiện với thời gian (Khaly Chàm)

Viết sau ngày cha mất, Tiếng ru trưa (Tạ Bá Hương)

Con đường bản em (Ngô Thuý Hà)

Truyện ngắn

Đôi cánh của người (Phạm Giai Quỳnh)

Hương của núi rừng (Trần Giáp)

Bút ký – Phóng sự (một số tác phẩm đoạt giải Cuộc thi Bút ký – Phóng sự 2021 – 2023)

Không khóc ở Đài Loan (Nguyễn Nhật Huy)

Cảnh giác trước “mê hồn trận” lừa đảo qua mạng (Minh Hiếu)

Những đứa con trở về (Minh Hằng)

Phận mành đời cọ (Kim Ngân)

Lập “đồng nát” (Quang Khải)

Nghệ thuật

Phong thuỷ và kiến trúc nhà ở (KTS Nguyễn Văn Cường)

Đến với tác phẩm nghệ thuật “Mặt trời và vị mặn của biển” (Vũ Kim Khoa)

Nghệ thuật vì cộng đồng (Thảo Vy)

  Văn hóa

Tượng gỗ nhà mồ của dồng bào dân tộc Ba Na (Kim Thoa)

Tinh tế bánh tạo hình nghệ thuật (Anh Thắng)

  Câu chuyện văn hoá

Những ngày hạnh phúc nhất (Nguyễn Đình Tân)

Nghiên cứu trao đổi

“45 độ F”, tiên tri về ngày tàn của nền văn minh (Hoài Nam)

Tư tưởng “Nội thánh ngoại vương” trong bài thơ Phong niên của Lê Thánh Tông (Nguyễn Trung)

Văn học nước ngoài

Mỹ nhân kế (Hoshi Shinichi – Nhật Bản; Hoàng Long dịch)

Chữ và nghĩa

Về môt số từ Việt cổ trong thơ Nôm trung đại (Như Châu)

Thơ châm

Chuyện mua nhà xã hội (Hồng Hạnh Huy)

Bao giờ hết nạn rượu mời? (Mèo @)

Nhận thức tới chưa? (Sáu Tâm)

Vui vui…

Biếm họa của Nguyễn Dũng

Ảnh bìa của Ngọc Hải

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy