Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
03:31 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 14, ra ngày 25/7/2022

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên (25/7/1987 – 25/7/2022), tạp chí dành rất nhiều trang viết xung quanh quanh chuỗi hoạt động ý nghĩa này, cùng với đó là những tâm tư chia sẻ của những con người gắn bó với tổ chức Hội suốt nhiều năm qua.

Mở đầu chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm số này là bài viết: “Kiến tạo “ngôi nhà văn nghệ” Thái Nguyên với niềm tin yêu chân thành và nỗ lực lao động sáng tạo” của Nhà thơ Nguyễn Thuý Quỳnh. Từ những bước đầu hình thành và quá trình phát triển đến ngày hôm nay, bài viết đã điểm mặt rất nhiều thành tựu và nhìn nhận cả những hạn chế để đưa ra phương án đổi mới, cố gắng hơn nữa trong hành trình phía trước. Chủ tịch Hội không quên tri ân những đóng góp của các hội viên, CTV và những quan tâm của các thế hệ lãnh đạo tỉnh nhà đã giúp Hội có được diện mạo như ngày hôm nay.

Trong số này, tạp chí dành bốn trang viết cho chuyên mục Tâm sự hội viênTiếng nói từ cơ sở: đây là những tâm tư, tình cảm của những hội viên gợi nhắc lại những tháng ngày không quên với rất nhiều ký ức, kỷ niệm gắn bó cùng rất nhiều chân tình và mến thương. Hơn cả là những mong muốn, hy vọng vào sự phát triển mới mẻ, tài năng của Hội trong những năm tới.

Mục Sáng tác văn học với sự tham gia của các tác phẩm: “Bên kia bờ sóng tím” (Phan Thái), “Cây thiêng” (Bùi Thị Như Lan). Thơ của các tác giả: Nguyễn Đức Hạnh, Lã Thị Thông, Nguyễn Hữu Bài, Trần Vạn, Ngọc Tuấn, Doãn Long, Hồ Triệu Sơn, Lê Thị Nhìn, Hoàng Thị Hiền, Ngô Thúy Hà, Nguyễn Anh Đào, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Nhật Huy.

“Bên kia bờ sóng tím” là một truyện ngắn “lạ” của nhà văn Phan Thái. Trong đó, nhân vật chính là chàng trai Hạnh với rất nhiều nỗi niềm đối với bên bờ sông nơi phố huyện từng ở. Trong những đan cài của những tình tiết hư-thực, hiện tại-quá khứ, Hạnh được thấy nhiều thứ, tìm được câu trả lời cho những điều bất ngờ dang dở và mơ hồ.

“Cây thiêng” của Bùi Thị Như Lan đã mang đến cho độc giả những cung bậc cảm xúc đặc biệt. Vẫn là không gian và đời sống của những con người miền núi phía Bắc nơi rẻo cao với rất nhiều những đặc sắc. “Cây thiêng” là một hình tượng ẩn dụ độc đáo về niềm tin của con người vào những điều đẹp đẽ, tốt lành, hạnh phúc. Gia đình cùng những người ruột thịt vẫn là nơi dành cho ta những yêu thương chở che dịu dàng nhất, ngay cả khi có bất cứ điều gì đã từng xảy ra.  

Cùng với đó, mục Thơ số này tiếp tục là những cái tên quen thuộc với các sáng tác về con người với kỷ niệm. Ngoài ra, tình cảm dành cho mẹ và những ký ức ấu thơ trong trẻo đã trở thành sợi dây liên kết trong nhiều tác phẩm.

Mục Nghiên cứu – Trao đổi kỳ này là sự góp mặt của Trần Thị Việt Trung với “Văn học Thái Nguyên - 20 năm đầu thế kỷ XXI” và Nguyễn Kiến Thọ với “Bước chạy đà cho một hành trình mới”. Đây là 2 bài viết mở đầu cho loạt bài tham luận của Hội thảo Văn học Thái Nguyên nhằm nhận diện, đánh giá về đặc điểm, diện mạo cùng những thành tựu, hạn chế của Văn học Thái Nguyên trong quá trình đồng hành với sự phát triền đất nước suốt 20 năm qua. Ngoài ra, có thêm Phạm Văn Vũ với “Vài hình dung về các bạn viết trẻ Thái Nguyên” với những góc nhìn tích cực vào một thế hệ những cây viết tương lai của văn chương tỉnh nhà.

Tiếp dòng sự kiện, “5 ngôi sao trên bầu trời Văn nghệ...”(Hồ Thủy Giang) và “Những cột trụ của ngôi nhà Văn nghệ” (Thu Huyền) đã khắc họa rõ nét chân dung những con người “gạo cội” có đóng góp lớn trong việc chèo lái con thuyền của Hội vượt qua rất nhiều những thử thách để vững vàng như ngày hôm nay. Nhân dịp này, bảy tỏ tình cảm với họ như một lời tri ân sâu sắc.

Bên cạnh đó, mục Bút ký – Phóng sự mang đến những câu chuyện đặc biệt. Trong đó,“Chuyện một liệt sĩ chưa được công nhận là liệt sĩ” (Trần Thép) kể về “liệt sĩ” Hà Văn Thứ - người đã hy sinh vào năm 1945 và đến nay vẫn chưa được công nhận chính thức là liệt sĩ. Sự khốc liệt của chiến tranh khiến cho bao trường hợp hy sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt đến nay chưa được ghi công đầy đủ. “Bông hoa thép” (Đào Nguyên Hải) phác họa chân dung một nữ công an đời thực với đức tính mạnh mẽ, dũng cảm trong công việc được rất nhiều nhân dân địa phương yêu quý. Một tấm gương cho rất nhiều những chiến sĩ khác học tập, noi theo và nể phục – ngay cả khi là phụ nữ khoác màu áo lính.

Cũng những bài viết khác trong các chuyên mục: Văn hóa, Chuyện người chuyện ta, Nghệ thuật, Ý kiến bạn đọc,... mang đến rất nhiều những góc nhìn về những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống. Mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)

Vấn đề cùng quan tâm

Kiến tạo “ngôi nhà văn nghệ” Thái Nguyên với niềm tin yêu chân thành và nỗ lực lao động sáng tạo (Nhà thơ Nguyễn Thuý Quỳnh)

Phóng sự - Bút ký

Chuyện một liệt sĩ chưa được công nhận là liệt sĩ (Trần Thép)

Bông hoa thép (Đào Nguyên Hải)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Bên kia bờ sóng tím (Phan Thái)

Cây thiêng (Bùi Thị Như Lan)

Thơ

Thơm ngát trang đời (Nguyễn Đức Hạnh)

Với Hội (Nguyễn Hữu Bài)

Ngôi nhà lớn (Lã Thị Thông)

Mùa xuân trở lại (Ngọc Tuấn)

Sợi nghĩ (Trần Vạn)

Nhớ ngày giáp hạt (Doãn Long)

Tìm mới góc nhìn (Hồ Triệu Sơn

Quang chùng ruộng thụt (Lê Thị Nhìn)

Hắt bóng mình (Hoàng Thị Hiền)

Ngày xửa ngày xưa (Ngô Thuý Hà)

Mẹ ngồi bấm đốt ngót tay (Nguyễn Anh Đào)

Một buổi chiều hành khất (Phạm Văn Vũ)

2h sáng (Nguyễn Nhật Huy)

Nghệ thuật

Tác phẩm gửi tham dự Triển lãm Mỹ thuật khu vực III lần thứ 27

Kiến trúc nhà sàn người Tày Việt Bắc ( Nguyễn Văn Cường)

Tâm sự hội viên

Nhớ thuở ban đầu lưu luyến ấy! (Nguyễn Anh Đào)

Ngôi nhà ấm áp đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong tôi (Trần Thị Việt Trung)

Những ngày đầu (Nguyễn Hữu Bài)

Những người thầm lặng (Nông Phúc Tước)

Vinh quang thuộc về sự sáng tạo (Nguyễn Văn)

Có một sợi dây gắn bó vô hình (Phạm Quý)

Hội Văn học nghệ thuật – “Bà đỡ” cho sự nghiệp của tôi (Phạm Đức Hùng)

Thả lỏng cảm xúc để sống và viết (Minh Hằng)

Những niềm vui của tôi từ Hội (Ngọc Thị Lan Thái)

Những điều đọng lại trong tôi...(Dương Văn Mưu)

Tiếng nói từ cơ sở

Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện đối với các hội địa phương (Phan Thức)

Chung sức vì nền văn học nghệ thuật của tỉnh nhà (Trịnh Việt Hùng)

35 năm song hành và trưởng thành cùng Hội VHNT tỉnh (Phạm Đình Chiến)

Lan tỏa tình yêu đối với thi ca (Việt Bắc)

Tự hào về một Chi hội (Đào Tuấn)

Văn hóa

Quê tôi mùa cá mòi (Trịnh Đình Nghi)

Nghiên cứu trao đổi

Văn học Thái Nguyên – 20 năm đầu thế kỷ XXI (Trần Thị Việt Trung)

Bước chạy đà cho một hành trình mới (Nguyễn Kiến Thọ)

Vài hình dung về các bạn viết trẻ Thái Nguyên (Phạm Văn Vũ)

Ý kiến bạn đọc

 “Nghề tay trái” và những hệ luỵ (Minh Khôi)

Vui vui

Ai sẽ được thầu?; Bà mẹ phải biết chắc hơn; Ba chàng nói khoác; Công việc hằng ngày; Quyết định sớm cho kịp giờ đăng báo; Cai nghiện thành công (A.T sưu tầm)

Thơ châm

Phiên chợ “lừa” (Lê Thị)

Đất tặc, đá tặc (Thân Đông Thái)

 “Bia kèm lạc”!... (Thành Thái)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy