Thứ năm, ngày 19 tháng 09 năm 2024
08:39 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 14, ra ngày 25/7/2021

VNTN - Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021), Văn nghệ Thái Nguyên số này dành nhiều trang viết tưởng nhớ, tri ân các các anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương – bệnh binh… đã cống hiến một phần xương máu cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Mở đầu, mục Vấn đề cùng quan tâm là bài viết của tác giả Trần Thép phân tích một góc nhỏ về ứng dụng chuyển đổi số trong đời sống xã hội: số hóa các tài liệu lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó là bài viết của tác giả Phú Thái về hai khu di tích An dưỡng đường số 1 và số 2 (huyện Đại Từ) - đang ngày càng mai một theo thời gian và nỗi niềm mong mỏi hai khu di tích được xây dựng, phát huy giá trị lịch sử; bài viết của tác giả Minh Huệ với câu chuyện xúc động về bức ảnh “Nền Tổ quốc” - tác phẩm về đề tài thương binh liệt sĩ, đoạt Huy chương Vàng tại Triển lãm nghệ thuật nhiếp ảnh toàn quốc lần thứ nhất 1996-2000.

Tiếp theo, mục Bút ký - Phóng sự là ba bài viết: “Quái vật” Trường Sơn của tác giả Trần Quang Thành; Thành phố mang tên Bác trong tôi của tác giả Phan Thái; và Để đất chè thêm hấp dẫn của tác giả Đinh Thành Trung.

“Quái vật” Trường Sơn là những câu chuyện cách đây gần nửa thế kỷ trên tuyến lửa Trường Sơn huyền thoại qua lời kể của nguyên chiến sĩ Đại đội 4, Tiểu đoàn 101, Đoàn 559.

Thành phố mang tên Bác trong tôi là nỗi niềm thương mến cùng những kỷ niệm đẹp đẽ của tác giả Phan Thái (Thái Nguyên) đối với Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố mang tên Bác.

Để đất chè thêm hấp dẫn - tác phẩm thứ hai tham dự Cuộc thi Bút ký - Phóng sự trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên 2021 - 2022. Với những cảm nhận, đánh giá từ tâm thế của một du khách, tác giả đã cho thấy sự thay đổi, phát triển của du lịch Thái Nguyên cùng những gợi mở để ngành du lịch Thái Nguyên thêm phát triển và hấp dẫn hơn nữa.

Chuyên mục Truyện ngắn đặc sắc sẽ giới thiệu tới độc giả tác phẩm Gió Trương Chi của nhà văn Phan Đình Minh. Với văn phong đẹp, tinh tế, nhan đề giàu sức gợi, truyện ngắn khắc họa số phận bi kịch của người nhạc sĩ khi tình yêu và khát vọng cống hiến cho âm nhạc, cho xã hội bị va đập vào sự vô cảm, chủ nghĩa thực dụng.

Mục Sáng tác văn học là hai truyện ngắn: Bản thánh ca vọng mãi của Nguyễn Trọng Luân, Cây cảm xúc của Lê Thị Kim Sơn; thơ của các tác giả: Nông Thị Ngọc Hòa, Lê Anh Phong, Hoàn Nguyễn, Huy Linh, Nguyễn Hoàng Thọ, Nông Thị Hưng, Trần Văn Lợi, Đinh Sỹ Minh, Nguyễn Anh Thuấn.

Bản thánh ca vọng mãi là câu chuyện buồn về số phận người lính trong và sau thời chiến. Nhưng dù thời chiến có đau thương, mất mát, xen lẫn cả oan ức; thời bình có nghèo đói, khổ cực thì hình ảnh người lính vẫn hiện lên đẹp đẽ với tình đồng đội và niềm tin vào sự công bằng không bao giờ tắt!

Cây cảm xúc đưa người đọc đến với cảm giác ngột ngạt, sự sợ hãi bủa vây và cái chết dần mòn của nhân vật. Để rồi, mở đầu truyện là cái chết và kết truyện là nỗi đau ngân dài - hệ lụy của căn bệnh trầm cảm được sinh ra bởi sự thơ ơ, vô cảm thay vì những yêu thương, cảm thông mà con người có thể dành cho nhau trước những biến cố của cuộc đời.

Cùng với đó, mảng thơ bên cạnh những sáng tác về hình ảnh người Mẹ Việt Nam anh hùng còn là những cảm nhận, suy tư, tiếng lòng của các tác giả về muôn mặt của đời sống hôm nay.

Mục Nghiên cứu - Trao đổi sẽ là bài viết của PGS.TS.Lê Đình Cúc về chuyên ngành khoa học mới: Hồ Chí Minh học, với đối tượng nghiên cứu là Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Cùng với đó là bài viết của tác giả Nguyễn Huy Quát cảm nhận, đánh giá về tiểu thuyết “Đêm bệnh viện” (NXB Hồng Đức, 2021) của nhà văn Phạm Đức Thái Nguyên - cuốn tiểu thuyết góp phần phê phán hiện tượng tiêu cực đã và đang tồn tại trong ngành Y nói riêng, xã hội ta nói chung.

Nghệ sĩ “thế hệ Z” - những người trẻ đã tạo nên một thị trường giải trí mới mẻ và cũng đầy hấp lực trong cộng đồng, lan tỏa nhiều ảnh hưởng xã hội là bài viết thú vị mục Nghệ thuật số này.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988.827.920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

 

Vấn đề cùng quan tâm

Số hóa các tài liệu lịch sử - hướng đi đã rộng mở (Trần Thép)

Lại về những an dưỡng đường năm xưa (Phú Thái)

Chuyện về bức ảnh “Nền Tổ quốc” (Minh Huệ)

Truyện ngắn đặc sắc

Gió Trương Chi (Phan Đình Minh)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Bản thánh ca vọng mãi (Nguyễn Trọng Luân)

Cây cảm xúc (Lê Thị Kim Sơn)

Thơ

Bài ca nước mắt (Nông Thị Ngọc Hòa)

Phù điêu Mẹ (Lê Anh Phong)

Tìm con (Hoàn Nguyễn)

Đợi (Huy Linh)

Tôi đọc được mình (Nguyễn Hoàng Thọ)

Xin một lần được hát (Nông Thị Hưng)

Bù nhìn; Xe bus (Trần Văn Lợi)

Sông Hồng; Rượu (Đinh Sỹ Minh)

Cây gạo mới trồng trong Văn Miếu Bắc Ninh (Nguyễn Anh Thuấn)

Bút ký - Phóng sự

“Quái vật” Trường Sơn (Trần Quang Thành)

Thành phố mang tên Bác trong tôi (Phan Thái)

Để đất chè thêm hấp dẫn (Đinh Thành Trung)

Chuyện người chuyện ta

Đại dịch COVID-19, đại dịch... rác thải nhựa (Thái Văn)

Nghệ thuật

Nghệ sĩ thế hệ Z trong ngành giải trí Việt Nam (Hoài Hương)

Tranh nghệ thuật

Chất liệu sơn dầu qua nét vẽ của Bàn Mỹ Loan, Phạm Văn Sơn, Hoàng Thị Ngọc Mai (sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc)

Văn hóa

Phát hiện cuốn sách quý viết về thị xã Phổ Yên (Nguyễn Đình Hưng)

Nghiên cứu trao đổi

Khi Hồ Chí Minh là đối tượng của một chuyên ngành khoa học mới (PGS.TS.Lê Đình Cúc)

Một vết nhọ trên áo blu trắng (Nguyễn Huy Quát)

Văn học nước ngoài

Truyện dịch

Vợ người chăn cừu (Tác giả: Henry Lawson (Úc); Dịch giả: Hiên Ngọc)

Văn nghệ địa phương

Người núi (Lương Thị Khải)

Tình quê (Hạ Khanh)

Cỏ tranh (Hà An)

Chữ và nghĩa

Một số thành ngữ quen thuộc có nguồn gốc từ nước ngoài (Vương Trung Hiếu)

Ngụ ngôn

Cây bút chì đen; Gấu và chuột chũi (Tú Xuân)

Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy