Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 13, ra ngày 10/7/2022
Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm với hai bài viết: “Sách giáo khoa mới và nỗi lo chưa cũ” của tác giả Linh Sơn và “Ngành kinh doanh báo chí Việt Nam: Những câu hỏi cốt lõi về chính sách” của tác giả Nguyễn Quang Đồng.
“Sách giáo khoa mới và nỗi lo chưa cũ” đặt ra một vấn đề quan trọng ngay trước thềm năm học mới bắt đầu với rất nhiều những thay đổi của việc biên soạn theo Nghị quyết của Quốc hội ban hành và những quy định trong việc sử dụng sách tham khảo.
“Ngành kinh doanh báo chí Việt Nam: Những câu hỏi cốt lõi về chính sách” phân tích những khía cạnh trong tiến trình thay đổi của ngành kinh doanh báo chí nước nhà. Trong đó để thích ứng và thành công, những thay đổi đó cần trước hết đến từ điều kiện cần: đó là chính sách và những quy định cho ngành.
Trong số này, nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên (7/1987 - 7/2022), tạp chí dành hai trang viết cho tác giả Bùi Thị Như Lan với Về “nhà mình” và tác giả Hồ Thủy Giang với “Chuyện về cuốn sách đầu tiên của Hội” để gợi lại những tháng ngày không quên với rất nhiều ký ức, kỷ niệm gắn bó với rất nhiều chân tình và mến thương.
Mục Chuyện người chuyện ta kỳ này là bài viết “Ngẫm ngợi sau một mùa thi” của tác giả Thái Văn với rất nhiều nhìn nhận và phân tích để trả lời cho câu hỏi: Làm gì để giảm bớt căng thẳng cho kì chuyển cấp quan trọng khi mà mỗi năm mùa hè luôn luôn gắn với mùa thi.
Mục Sáng tác văn học với sự tham gia của các tác phẩm: “Bóng những tàn hoa lau” của Nguyễn Tham Thiện Kế, “Sóng lòng” của Niê Thanh Mai. Thơ của các tác giả: Lã Thị Thông, Phan Thức, Duy Đắc, Đỗ Dũng, Lê Anh Phong, Nguyễn Kiến Thọ, Bạch Văn Tín, Duyên An.
“Bóng những tàn hoa lau” là một truyện ngắn đặc sắc, trong đó hình ảnh thân phận của người phụ nữ trong nỗi đau hậu chiến được đặc tả một cách rõ nét thông qua hai tình huống truyện đan cài. Với việc sử dụng ngôn từ độc đáo, nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế đã đẩy tiết tấu của câu chuyện theo những nhịp rất riêng nhưng vẫn đậm chất thơ và tính hình tượng trong đấy.
“Sóng lòng” của Niê Thanh Mai kể về Phong, Phiên cùng Kiều. Những người trẻ gắn bó một thời đã đi những con đường rất khác và rẽ những ngả đời không chung. Thế nhưng đến một thời điểm bất ngờ nào đấy, họ lại chạm nhau trong những éo le khó thành thật. Bởi thế mà trong lòng mới cuộn lên những con sóng không nguôi, khi những cơn sóng đời đã xô đẩy họ khuỵu ngã.
Cùng với đó, mục Thơ số này tiếp tục là những cái tên quen thuộc với các sáng tác về những con người, thân phận đã đánh đổi một phần máu thịt mình bỏ lại nơi chiến trường khốc liệt năm xưa; góp phần vào hòa bình của đất nước hôm nay. Tạp chí dành trọn trang thơ để tri ân những thương binh liệt sỹ nhân dịp kỷ niệm 75 năm (27/7/1947 - 27/7/2022).
Mục Nghiên cứu – Trao đổi kỳ này là sự góp mặt của Bích Hồng và Hoàng Hiền với “Đi tìm câu trả lời: Vì sao chúng ta viết”. Đây là hai đại diện của tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X do Hội Nhà văn tổ chức tại Đà Nẵng với hai hội thảo về thơ và văn xuôi với chủ đề “Vì sao chúng ta viết”. Đặc biệt, là tác giả Thái Phan Vàng Anh trong “Văn học trẻ hôm nay: tiếp tục “lạ hoá một cuộc chơi” để nói về thành tựu của văn học trẻ hiện tại với rất nhiều sự “lạ”. Bên cạnh những nghi ngại của công chúng, tác giả đã đưa ra những luận cứ luận chứng thuyết phục để khẳng định một chặng đường mới của Văn học Việt Nam sẽ được mở ra khi mà ý thức “lạ hóa một cuộc chơi” còn in dấu đậm nét trong tư duy các nhà văn trẻ.
Bên cạnh đó, mục Nghệ thuật mang đến những bí ẩn được vén màn của bức tranh “Tiếng thét” nổi tiếng thế giới và câu chuyện thú vị phía sau nhạc phẩm “Mặt trời bé con” của nhạc sỹ Trần Tiến. Cùng lúc là những tri thức trong lĩnh vực hội họa, nhiếp ảnh với “Dạy vẽ mỹ thuật thi đại học chuyên ngành kiến trúc, những khác biệt mang tính đặc thù” của tác giả Văn Thao và “Bạch Long Vĩ... đằm mình vào nỗi nhớ” của Vũ Kim Khoa.
Cũng những bài viết khác trong các chuyên mục: Văn hóa, Chuyện người chuyện ta, Ý kiến bạn đọc,... mang đến rất nhiều những góc nhìn về những vấn đề liên quan mật thiết đến đời sống. Mời quý vị cùng đón đọc.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888035828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Vấn đề cùng quan tâm
Sách giáo khoa mới và nỗi lo chưa cũ (Linh Sơn)
Ngành kinh doanh báo chí Việt Nam: Những câu hỏi cốt lõi về chính sách (Nguyễn Quang Đồng)
Phóng sự - Bút ký
Bà Vệ và câu chuyện còn sót lại ở Mỹ Trạng (Hữu Minh)
Sáng tác văn học
Truyện ngắn đặc sắc
Bóng những tàn hoa lau (Nguyễn Tham Thiện Kế)
Truyện ngắn
Sóng lòng (Niê Thanh Mai)
Tản văn
Đêm trăng tát cá (Hoàng Hiền)
Cha tôi là lính (Nguyễn Đình Ánh)
Thơ
Người thương binh hát (Lã Thị Thông)
Cõi thiêng (Phan Thức)
Tiếng chuông trên đảo (Duy Đắc)
Viết ở nhà thầy (Đỗ Dũng)
Thương con suối mang tên “Rụng tóc” (Lê Anh Phong)
Đỉnh trời đá hát (Nguyễn Kiến Thọ)
Ru lại tháng năm; Anh tôi (Bạch Văn Tín)
Phân định, Kết nối vô thanh (Duyên An)
Tôi và Thái Nguyên
Anh tôi (Hồ Quỳnh Châu)
Nghệ thuật
Dạy vẽ mỹ thuật thi đại học chuyên ngành kiến trúc, những khác biệt mang tính đặc thù (Văn Thao)
Bạch Long Vĩ... đằm mình vào nỗi nhớ (Vũ Kim Khoa)
Bí ẩn nghệ thuật trong bức “Tiếng thét” được giải đáp; Bài hát nổi tiếng nhạc sĩ Trần Tiến viết tặng một em bé nghèo không có vé xem hát (Minh Quang – ST)
Chuyện người chuyện ta
Ngẫm ngợi sau một mùa thi (Thái Văn)
Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên
Về “nhà mình”... (Bùi Thị Như Lan)
Chuyện về cuốn sách đầu tiên của Hội (Hồ Thuỷ Giang)
Văn hóa
Tết Khu Cù Tê của người La Chí ở tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Tám)
Giữ gìn bản sắc trong thực hành tín ngưỡng (Linh Sơn)
Câu chuyện văn hóa
Dạy con (Thái Bảo)
Nghiên cứu trao đổi
Đi tìm câu trả lời: Vì sao chúng ta viết? (Bích Hồng – Hoàng Hiền)
Văn học trẻ hôm nay: tiếp tục “lạ hoá một cuộc chơi” (Thái Phan Vàng Anh)
Văn học nước ngoài
Láng giềng, Vượt mặt (Tác giả: Hoshi Shinichi-Nhật Bản. Dịch giả: Hoàng Long)
Ý kiến bạn đọc
Hành động nhỏ tiềm ẩn nguy cơ lớn (Nguyễn Ngô)
Thơ châm
Quảng cáo “Kỹ năng hè” (Mạnh Huy)
Nực cười “Việc nhẹ lương cao” (Lam Hồng)
Tranh biếm họa của Bùi Thanh Tâm
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...