Thứ năm, ngày 19 tháng 09 năm 2024
21:15 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 12, ra ngày 25/6/2024

Những ngày cuối tháng 6 đối với giới báo chí Việt Nam luôn là những ngày đặc biệt ý nghĩa, bởi cách đây 99 năm, ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã ra mắt số đầu tiên, đặt nền móng khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Nhân dịp đặc biệt này, Tạp chí dành nhiều trang viết về nghề báo và đội ngũ những người làm báo. Đó là phóng viên Kim Ngân với những kỷ niệm đáng nhớ tại các bản làng khuất sau những rặng núi cao trong bài viết Nghề báo và những câu chuyện của núi rừng; là những nữ phóng viên “n trong 1”, không ngại khó khăn, gian khổ trong bài viết Những bóng hồng trong “làng báo huyện” (Phú Thái – Minh Khôi); là những chia sẻ của Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên Trần Văn Thép trong bài Tôi viết về đề tài lịch sử...

Cùng với đó, mục Sáng tác văn học giới thiệu 2 truyện ngắn: Nước mắt thi ca (Phan Thái), Bụi tre ngà (Nông Quốc Lập); các tản văn: Chị và những mùa khoai (Lê Thị Ngọc Lan), Cây me già (Nguyễn Thanh Vũ); thơ của các tác giả: Đoàn Văn Mật, Bích Ngân, Nguyễn Văn Song, Lê Khắc Dinh, Đinh Hạ, Tịnh Bình, My Tiên.

Nước mắt thi ca kể câu chuyện cuộc đời của một chàng thi sĩ, yêu thơ, tôn thờ thơ nhưng vì hoàn cảnh mà buộc phải “phản bội” thơ. Khi cơn bão cuộc đời đã qua đi, khi lòng tưởng chừng đã bình yên trở lại, khi cứ ngỡ đã được chạm tay vào hạnh phúc thì thứ đón chờ anh lại là một cơn bão khác.  

Tiếp theo, truyện ngắn Bụi tre ngà mang đến câu chuyện về ké Thảo - một nghệ nhân dân gian từ nhỏ đã gắn bó với lũy tre, nhà sàn. Tre nuôi sống ké, che chở bảo vệ gia đình ké, cho ké công việc và niềm vui tuổi già. Nhưng bỗng một ngày những lũy tre dần dần bị đốn hạ. Cùng lúc đó, ké Thảo cũng rơi vào tình cảnh buộc phải lựa chọn giữa việc “giữ hay bỏ” lũy tre ân tình trong vườn nhà mình. Chuyện gì xảy ra? Và ké đã quyết định như thế nào? Xin mời độc giả cùng tìm hiểu.

Những ngày vừa qua là quãng thời gian đặc biệt trong đời sống văn hóa của người Thái Nguyên khi Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc, TP. Thái Nguyên. Với 23 vở diễn đến từ 19 đơn vị sân khấu trên cả nước, Liên hoan như một “bữa tiệc tinh thần” đa màu sắc, mang lại nhiều xúc cảm cho công chúng yêu nghệ thuật xứ Chè. Bài viết  Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 - hút khán giả đến Nhà hát của tác giả Quang Khải trong mục Nghệ thuật sẽ đưa ra những phân tích về sự kiện này.

Mục Văn hóa số này đăng tải là 2 bài viết: “Linh thần hóa Thánh” trong truyền thuyết dân gian của người Việt (Việt Anh) và Tiếng trống trong văn hóa bản địa Mỹ (Chu Mạnh Cường).

Gần đây những hình ảnh, video về đoàn người trải thảm trình diễn Yoga hay một vài nhóm người cố tình nhảy dân vũ giữa đường đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và khiến cộng đồng mạng rất bức xúc. Bài viết Vui thôi, đừng vui quá (Ngô Minh) trong mục Ý kiến bạn đọc sẽ bàn về vấn đề này.

Ngoài ra, những bài viết, những sáng tác khác trong các chuyên mục: Sáng tác văn học, Bút ký - Phóng sự, Nghệ thuật, Nghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài,…  sẽ mang đến nhiều nội dung thông tin cho quý vị.

Trân trọng mời quý vị cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)

Chuyện người chuyện ta

Đạo đức người làm báo (Thái Văn)

Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024)

Thái Nguyên hướng tới một giải thưởng báo chí uy tín, thương hiệu và bản sắc (Nguyễn Bảo Lâm)

Chuyện nghề

Tôi viết về đề tài lịch sử (Trần Văn Thép)

Nghề báo và những câu chuyện của núi rừng (Kim Ngân)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Nước mắt thi ca (Phan Thái)

Bụi tre ngà (Nông Quốc Lập) 

Tản văn

Chị và những mùa khoai (Lê Thị Ngọc Lan)

Hương khoai vị sắn quê nhà (Nguyễn Anh Đào)

Cây me già (Nguyễn Thanh Vũ)

Thơ

Những con mối; Cúc ma; Bên bờ cát (Đoàn Văn Mật)

Ở cự ly gần; Cúi xuống dòng Jordan (Bích Ngân)

Ngả lưng chốn cũ; Sen trắng (Nguyễn Văn Song)

Quê (Lê Khắc Dinh)

Viết cho con gái (Đinh Hạ)

Bài thơ chưa đề tựa (Tịnh Bình)

Màu của lũ (My Tiên)

Nghệ thuật 

Phố đi bộ trong thành phố (Nguyễn Văn Cường)

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 – hút khán giả đến Nhà hát (Quang Khải)

Văn hóa

“Linh thần hóa Thánh” trong truyền thuyết dân gian của người Việt (Việt Anh)

Tiếng trống trong văn hóa bản địa Mỹ (Chu Mạnh Cường)

Bút ký – Phóng Sự

Ơi con sông quê hương (Phạm Quý)

Những bóng hồng trong “làng báo huyện” (Phú Thái – Minh Khôi)

Nghiên cứu – trao đổi

Chức năng của văn học – hệ giá trị góp phần hoàn thiện nhân cách người học (Cao Thị Hồng)  

Tiếng nói bản lĩnh của một bộ phận văn học đặc thù (Đỗ Thu Huyền)

Văn học nước ngoài

Ông bà nội tôi (Alphonse Daudet – Pháp; Nguyễn Hữu Vỹ dịch)

Ý kiến bạn đọc

Vui thôi, đừng vui quá (Ngô Minh)

Thơ châm

“Bẫy” trên đường (Thu Thủy)

“Ngáo” quyền lực (Duy Hưng)

Nỗi đau hỏa hoạn (Đào Đất)

“Bom” nổ chậm… (Sáu Tâm)

Biếm họa của Nguyễn Dũng, Nguyễn Trần Bạch Liên

Vui vui…

 

 

 

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy