Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
02:23 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 12, ra ngày 25/6/2021

VNTN - Nhân kỷ niệm 30 năm Văn nghệ Thái Nguyên xuất bản số đầu tiên (6/1991 - 6/2021), Tạp chí kỳ này dành nhiều bài viết là những tình cảm, sự trân trọng, yêu mến của bạn đọc, cộng tác viên, hội viên, lãnh đạo dành cho Văn nghệ Thái Nguyên; cùng những dòng tâm sự của chính đội ngũ những người làm Văn nghệ Thái Nguyên qua các thời kỳ, nhìn lại những kỷ niệm, nỗ lực trên chặng đường 30 năm đã qua, để cùng nhau vững bước trên những chặng đường mới, hành trình mới.

Mục Sáng tác văn học là truyện ngắn Đại diện của Thần của Phạm Giai Quỳnh. Mượn thần thoại Hy Lạp, nhưng đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật, truyện ngắn đã khắc họa rõ nét: Thần thánh hóa ra cũng chẳng khác gì con người, cũng mang trong mình sự ích kỷ, hơn thua, sẵn sàng ra tay với kẻ khác một cách tàn bạo chỉ để thỏa lòng hiếu thắng của bản thân. Và kết truyện như một lời khẳng định: Đến thần thánh cũng sẽ lựa chọn cái chết thay vì sự bất tử khi phải làm những việc mà bản thân thấy căm ghét và xấu hổ.

Cùng với đó là các sáng tác thơ của các tác giả là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. Những tác phẩm phần nào phác họa tiếng nói tâm hồn, tình yêu bản làng, điệu hát quê hương, những nhạy cảm với từng sự vật, sự việc trong đời sống... của các tác giả thơ Thái Nguyên.

Bạn đọc sẽ được đến với tập truyện ngắn Ở lại để chờ nhau của Hồ Anh Thái và cuốn Thơ tuyển chọn Báo Văn nghệ Thái Nguyên (2010 - 2020) qua mục Nghiên cứu - Trao đổi kỳ này.

Ở lại để chờ nhau - tập truyện chỉ là những mảnh ghép các mẩu chuyện nhỏ nhưng tính khái quát cao, xoay quanh những câu chuyện về/liên quan đến Ấn Độ - một Ấn Độ sang trọng lẫn nhàu nhĩ, một xứ thiêng và một chốn phàm, đỉnh văn minh và đáy lạc hậu.

Thơ tuyển chọn Báo Văn nghệ Thái Nguyên (2010 - 2020) - cuốn sách tập hợp những bài thơ xuất sắc nhất từng xuất hiện trên trang thơ của Báo Văn nghệ Thái Nguyên 10 năm qua. Đó là sự khẳng định và tri ân những đóng góp lặng thầm mà to lớn của các nhà thơ ở địa phương cũng như những nhà thơ cả trong và ngoài nước - những người đã cùng làm nên giá trị và “thương hiệu” của tờ Văn nghệ Thái Nguyên.

“Cảm giác bị thừa”, “cảm giác cô đơn, mang nợ” của những người hoạt động trong lĩnh vực lý luận phê bình nhiếp ảnh là nội dung mục Nghệ thuật số này.

Mục Văn hóa sẽ giới thiệu với độc giả thắng cảnh suối Tiên Sa - Thác Kẹm (thuộc xã La Bằng, huyện Đại Từ) - một điểm đến hấp dẫn cho du khách để nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Kỷ niệm 30 năm Văn nghệ Thái Nguyên xuất bản số đầu tiên

Gặp mặt nhân kỷ niệm 30 năm xuất bản số đầu tiên (Bích Hồng)

30 năm tự hào và vững bước (Nhà báo Trần Văn Thép - Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên)

Đi qua mùa nhung nhớ (Nhà báo Minh Hằng - nguyên Thư ký Tòa soạn Báo Văn nghệ Bắc Thái)

Về nhà mình (Đại tá - nhà thơ Nguyễn Bình Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội)

Kỷ niệm lớp bồi dưỡng đầu tiên (Nguyễn Minh Cường - Trưởng ban Biên tập - Xuất bản, Phòng KHQS, Trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng)

Nghĩ về 30 năm Báo Văn nghệ Bắc Thái (Lê Quang Dực - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

Duyên nợ với Báo Văn nghệ Thái Nguyên (PGS.TS. Lê Đình Cúc)

Niềm vui ta ngỏ cùng nhau (Nhà báo Phan Hữu Minh - nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh)

Văn nghệ Thái Nguyên trong tôi (Nhà thơ Văn Công Hùng - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai)

Văn nghệ Thái Nguyên - Cuộc đời tôi, sự nghiệp tôi (Thu Huyền - Thư ký Tòa soạn)

Nhân văn trên từng trang viết (Biên tập viên Bích Hồng)

Nơi cảm xúc được dung dưỡng (Lê Đình - nguyên Biên tập viên Báo Văn nghệ Thái Nguyên)

Từ “hậu phương” trở thành đồng nghiệp (Ngọc Luận  - Phóng viên tập sự)

Lan man từ một cái Tết ở nhà giàn (Biên tập viên Quang Khải)

Chuyến đi vào vùng “rốn lũ” miền Trung (Phóng viên Anh Thắng)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Đại diện của Thần (Phạm Giai Quỳnh)

Thơ

Chiếc lồng (Võ Sa Hà)

Em hát sình ca (Hồ Triệu Sơn)

Ném pao (Nguyễn Kiến Thọ)

Chỉ còn (Nguyễn Nhật Huy)

Từ trên đồi (Hoàng Thị Hiền)

Phố núi (Nguyễn Hữu Bài)

Mồ hôi anh (Doãn Long)

Nhật ký thành phố mùa Covid (Nguyễn Đức Hạnh)

Tháng Sáu ở bệnh viện (Ngọc Tuấn)

Âm thanh con chữ (Trần Vạn)

Chuyện người chuyện ta

Bạn đọc đầu tiên (Thái Văn)

Nghệ thuật

Hoạt động lý luận phê bình nhiếp ảnh đang ở vị trí nào (Vũ Kim Khoa)

Văn hóa

Dạo chơi cùng thắng cảnh suối Tiên Sa, thác Kẹm (Nguyễn Đình Hưng)

Đời sống văn hóa của người da đỏ Brazil (Chu Mạnh Cường)

Nghiên cứu trao đổi

Những truyện ngắn “nhạt” của Hồ Anh Thái (Lê Thị Hường)

Dòng sông thơ soi bóng quê hương, đất nước (Nguyễn Đức Hạnh)

Văn học nước ngoài

Lúm đồng tiền (Tác giả: Eka Kurniawan (Indonesia); Dịch giả: Trần Ngọc Hồ Trường)

Sáng tác trẻ

Truyện ngắn: Nữ chính đến rồi, tỏ tình lại được không? (Lý Thị Hương - CLB Văn học Trẻ Thái Nguyên)

Văn nghệ địa phương

Xuân quê; Nhịp vơi đầy (Trần Chỉnh)

Cuối (Vi Tiến)

Ý kiến bạn đọc

Nhiều phụ huynh lo lắng vì sách giáo khoa tăng giá (Anh Anh)

Thơ châm

Tẩy chay rác nhựa (Tuấn Hoàng)

Chiêu trò mua bán thông tin (Hồng Hạnh Huy)

Đu...; Có cũng như không (Thái Thuận Minh)

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy