Thứ ba, ngày 28 tháng 01 năm 2025
09:49 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 11, ra ngày 10/6/2024

Mở đầu Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 11 là chuyên mục Cùng quan tâm với 2 bài viết: Ưu tiên nguồn lực, có cơ chế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (Vĩnh An) và Thấy gì qua tăng trưởng tín dụng? (Hoài Vy).

Quốc hội Khóa XV vừa hoàn thành đợt 1 Kỳ họp thứ 7 với phiên chất vấn kéo dài 2,5 ngày. Và Ưu tiên nguồn lực, có cơ chế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa chính là thông điệp của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trước Quốc hội và cử tri cả nước trong Kỳ họp lần này.

Tính đến cuối tháng 4/2024, dư nợ tín dụng toàn tỉnh tăng 4,62% - cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn nhiều mức tăng trưởng chung của toàn ngành. Kết quả này cho thấy điều gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết Thấy gì qua tăng trưởng tín dụng? với những phân tích và dẫn chứng cụ thể của tác giả Hoài Vy.

Trào lưu ăn uống “siêu to khổng lồ” bắt đầu nở rộ trở lại tại Việt Nam và nhận được sự quan tâm rất lớn của các YouTuber, Tiktoker,…  cũng như là cộng đồng mạng. Trào lưu này đã “sinh ra” vô số “thực thần” với sức ăn khủng khiếp khiến dân tình hết sức ngạc nhiên. Bài viết Thực thần - dễ có ngày bán mạng của tác giả Thái Văn trong mục Chuyện người chuyện ta sẽ bàn thảo về vấn đề này.

Mục Sáng tác văn học đăng tải truyện ngắn: Ấm nước đang sôi (Đỗ Bích Thúy), Ngày cũ ở xứ mù sương (Nguyệt Chu); các tản văn: Những bông ngũ sắc lặng im (Trần Văn Thiên), Cố hương (Thiên Trà), Viết cho con gái ngày hết bậc Tiểu học (Dương Văn Mưu), Cái cối đá (Chu Bích), Rau má quê nghèo (Ninh Lê).

Lấy bối cảnh làng quê miền núi thời hiện đại, Ấm nước đang sôi phác hoạ câu chuyện cuộc đời Kim - một cô gái miền núi cam chịu và hiếu thảo. Kim không thể lấy người mình yêu vì đã được hứa gả cho một người khác. Cuộc tảo hôn ấy đã làm khổ ít nhất ba người. Cuối cùng, khi cách hạnh phúc chỉ một cánh cửa, Kim sẽ bước đến, mở cửa đón lấy ánh sáng hay sẽ chọn lặng im chìm sâu vào bóng tối cuộc đời?

Cùng chọn đề tài về những cuộc hôn nhân bị sắp đặt, cùng viết về sự giằng xé, đớn đau của những cặp đôi yêu nhau nhưng buộc phải chia lìa, nhưng tác giả Nguyệt Chu lại mang đến một câu chuyện khác với những cảm nhận rất khác. Cụ thể là gì, xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua truyện ngắn Ngày cũ ở xứ mù sương.

Bên cạnh truyện ngắn sẽ là các tản văn thấm đẫm cảm xúc, đầy ắp kỷ niệm về quê hương bản quán, về hành trình cùng con lớn lên, về những điều tưởng chừng như bé nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong tim mỗi người.

Cùng với văn xuôi, mảng thơ số này là những sáng tác chứa đựng những tâm tư tình cảm, những suy tư chiêm nghiệm về muôn mặt của đời sống với sự đa dạng về giọng điệu và thể loại của các tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Nhiên Đăng, Ngô Thúy Hà, Hải Điểu, Nguyễn Minh Khiêm, Vàng A Giang, Vũ Kim Liên.

Tiếp đến, mục Bút ký – Phóng sự sẽ giới thiệu 3 bài viết: Đâu rồi câu Ví bên sông (Kim Ngân), Giữ hồn quê từ các sản phẩm OCOP (Nguyễn Chi) và Có một Đà Lạt thu nhỏ ở Sông Công (Phạm Ngọc Chuẩn).

Hát Ví và Hò là loại hình nghệ thuật dân dã của người dân lao động ở vùng hạ du dòng sông Cầu. Nhờ những điệu ví, câu hò ấy, biết bao cặp vợ chồng đã nên duyên. Và, cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật dân dã, truyền thống khác, Hát Ví và Hò đang đối mặt với nguy cơ ngày càng mai một. Bài ký Đâu rồi câu Ví bên sông sẽ phần nào làm rõ vấn đề này.

Chương trình hoà nhạc Filmusic Concert 2024  tại Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc đã diễn ra thành công tốt đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng yêu nhạc Thái Nguyên sẽ là thông tin đáng chú ý trong mục Nghệ thuật.

Ngoài ra, những bài viết, những sáng tác khác trong các chuyên mục: Nghệ thuật, Văn hoá, Câu chuyện văn hoáNghiên cứu – Trao đổi, Văn học nước ngoài, Ý kiến bạn đọc,…  sẽ mang đến nhiều nội dung thông tin cho quý vị.

Trân trọng mời quý bạn đọc cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)

Cùng quan tâm

Ưu tiên nguồn lực, có cơ chế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (Vĩnh An)

Thấy gì qua tăng trưởng tín dụng? (Hoài Vy)

Chuyện người chuyện ta

Thực thần - dễ có ngày bán mạng (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Ấm nước đang sôi (Đỗ Bích Thúy)

Ngày cũ ở xứ mù sương (Nguyệt Chu)

Tản văn

Những bông ngũ sắc lặng im (Trần Văn Thiên)

Cố hương (Thiên Trà)

Viết cho con gái ngày hết bậc Tiểu học (Dương Văn Mưu)

Cái cối đá (Chu Bích)

Rau má quê nghèo (Ninh Lê)

Thơ

Có phải tơ trời hôm xưa hôm qua; Ướt cả đường xa (Nguyễn Thanh Hải)

Nằm mơ giữa ngày; Đảnh lễ mùa màng (Nhiên Đăng)

Phố mới (Ngô Thúy Hà)

Khói quê sương phố (Hải Điểu)

Hát màu tóc mẹ; Nguyễn Ánh (Nguyễn Minh Khiêm)

Kí ức của một căn nhà hoang; Phác họa em (Vàng A Giang)

Mẹ còn hát khúc ầu ơ (Vũ Kim Liên)

Nghệ thuật 

Giao hưởng đã đến gần hơn với công chúng (Quang Khải)

Khơi dậy thế giới sáng tạo của thiếu nhi (Nguyễn Thị Yến Nga)

Văn hóa

Lượn Cọi – “Bùa yêu” giữa núi rừng Việt Bắc (Kỳ Giang)

Cổng nhà có tiếng đầu ban (Giang Sơn)

Câu chuyện văn hóa

Hãy cứ “nghĩ hộ” con (Minh Hưng)

Bút ký – Phóng Sự

Đâu rồi câu Ví bên sông (Kim Ngân)

Giữ hồn quê từ các sản phẩm OCOP (Nguyễn Chi)

Có một Đà Lạt thu nhỏ ở Sông Công (Phạm Ngọc Chuẩn)

Nghiên cứu – trao đổi

Những vẻ đẹp trong “Cánh đồng mùa trăng” (Hồ Thủy Giang)

Ra mắt cuốn sách quý “Tuyển tập văn bia ở Thái Nguyên” (Nguyễn Đình Hưng)

Truyện thơ Nôm Tày Thạch Sanh và câu trả lời cho quê hương người tráng sĩ (Nguyễn Trung)

Văn học nước ngoài

Bertha (Henri Ren Alber Guy de Maupassant – Pháp; Đinh Đức Cần dịch)

Ý kiến bạn đọc

Bất cập biển báo (Trần Huy)

Thơ châm

Hè về… lại đi học! (Sơn Thị Phà Ca)

Giữa đường trông thấy mà… buồn (Đông Cơ)

Phơi thóc ra đường (Mèo @)

Biếm họa của Bùi Thanh Tâm

Vui vui…

Ảnh bìa của Việt Hùng

Ảnh của Đức Mích, Đỗ Quốc Văn

Minh họa của Dương Văn Chung, Lê Quang Thái…

 

 

 

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy