Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
21:23 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 11, ra ngày 10/6/2021

VNTN - Mở đầu số này, mục Vấn đề cùng quan tâm là bài viết của tác giả Vũ Trung Kiên - Phạm Bá Ninh về Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh - hai nhà chính trị và quân sự kiệt xuất đã “gặp nhau” ở tấm lòng tha thiết với hạnh phúc của Nhân dân.

Cùng với đó là bài viết của tác giả Quang Khải về những nghị quyết quan trọng vừa được HĐND tỉnh thông qua để Thái Nguyên từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, điều chỉnh, bổ sung phát triển đô thị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Cùng với đó là những bài viết phản ánh đời sống trong và ngoài nước thời dịch Covid-19, đó là: “Lao đao mùa dịch” của tác giả Phú Thái, “Thể dục thời Covid” của tác giả Ngọc Luận, “Lào đã qua đỉnh dịch - mong những ngày bình yên” của tác giả Nguyễn Thị Hiền.

Truyện ngắn đặc sắc kỳ này giới thiệu tác phẩm Người kiểm tu của nhà văn Tô Ngọc Hiến - tác phẩm đoạt giải Nhất Cuộc thi truyện ngắn Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) giai đoạn 1971-1972. Với lối viết dung dị, cốt truyện giàu chi tiết, Người kiểm tu đã xây dựng thành công hai mẫu nhân vật điển hình cho các cán bộ lãnh đạo công nghiệp thời bấy giờ - một là nhân vật phản diện núp dưới vẻ bề ngoài đẹp đẽ; hai là nhân vật với vẻ ngoài lạnh lùng, khắt khe nhưng bên trong lại ẩn chứa một tâm hồn cao cả, đại diện cho bản chất người công nhân. Có thể nói, từ câu chuyện nhỏ về nghề kiểm tu, nhà văn đã nâng lên thành một thông điệp ngầm về triết lý nhân sinh.

Mục Sáng tác văn học số này là hai truyện ngắn: Lày cỏ à của Minh Hằng, Đám ma của Vũ Thị Huyền Trang; tản văn của Phạm Quý và Mai Đình; thơ của các tác giả: Thy Nguyên, Văn Công Hùng, Quyên Gavoye, Hoa Diên Vỹ, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thúy Quỳnh, Bùi Việt Phương, Vân Khánh, Nguyễn Văn Song, Trần Giáp.

Mỗi dân tộc, vùng miền đều có những nét văn hóa riêng làm nên bản sắc, song theo thời gian, cuộc sống đổi thay, có những thứ trở thành hủ tục, tự khắc bị đào thải, có những điều vẫn giữ được giá trị cốt lõi thì mãi là nét văn hóa đẹp, được các thế hệ nâng niu, gìn giữ. Lày cỏ à là một minh chứng như thế.

Đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu - nhưng dường như nhiều người đã quên. Họ quên công ơn của đấng sinh thành - cả đời vất vả, hy sinh vì con, mà trở nên tham lam, ích kỉ, chỉ nhăm nhe bòn rút, tranh giành tài sản của mẹ cha. Đám ma phơi bày bộ mặt đểu giả của những đứa con bất hiếu, nỗi đau lòng của người làm cha làm mẹ phải sống trong cô đơn, hiu quạnh, chết trong cô độc dẫu con cháu đuề huề.

Mảng Thơ số này là những sáng tác xoay quanh đại dịch Covid-19 với những trăn trở, suy tư về những ngày tháng chúng ta đang phải đối mặt: ấy là cái chết, sự cách ly, nỗi lo âu, những hy sinh thầm lặng; nhưng trên tất thảy vẫn là niềm tin chiến thắng, tin vào ngày mai bình yên sẽ lại trở về.

Mục Nghiên cứu - Trao đổi kỳ này là bài viết của tác giả Hồ Thủy Giang với những cảm nhận, đánh giá về cuốn “Truyện ngắn tuyển chọn Báo Văn nghệ Thái Nguyên 2010-2020” (Nxb Hội Nhà văn, năm 2021) - cuốn sách với 36 tác phẩm đặc sắc được tuyển chọn từ hơn 500 truyện ngắn được đăng tải trên Văn nghệ Thái Nguyên 10 năm qua. Cùng với đó là bài viết của tác giả Lý Ái Châu bày tỏ quan điểm, nhận định cần hiểu rõ về Văn học nghệ thuật - một hình thái ý thức xã hội đặc thù, biểu hiện thế giới tinh thần, tư tưởng của người nghệ sĩ.

Mục Nghệ thuật số này là bài viết của tác giả Trần Hải Hưng qua góc nhìn của một kiến trúc sư bàn về chung cư cao tầng và những vấn đề còn bất cập tại Thái Nguyên. Cùng với đó là bài viết của tác giả Triệu Thị Mai về Lượn Then - một trong những khúc hát đặc sắc thể hiện khát vọng tình yêu đôi lứa của thanh niên nam nữ Tày, không chỉ độc đáo mà còn thể hiện trí tuệ, sự tài hoa của dân tộc Tày.

Bàn về câu chuyện nhiều nghệ sĩ làm quảng cáo bất chấp chất lượng sản phẩm, bất chấp làm xấu hình ảnh - hình tượng, qua đó cho thấy Luật quảng cáo còn nhiều lỗ hổng, cần có những chế tài nghiêm khắc hơn, là nội dung bài viết của tác giả Hoài Hương mục Văn hóa kỳ này.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa) 

Vấn đề cùng quan tâm

Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh - cuộc “gặp gỡ” lịch sử (Vũ Trung Kiên - Phạm Bá Ninh)

Thái Nguyên dần hiện đại hóa các tuyến giao thông và hạ tầng đô thị (Quang Khải)

Lao đao mùa dịch (Phú Thái)

Thể dục thời Covid (Ngọc Luận)

Lào đã qua đỉnh dịch - mong những ngày bình yên (Nguyễn Thị Hiền)

Chuyện người chuyện ta

Dạy và học “thể thao cao cấp” (Thái Văn)

Truyện ngắn đặc sắc

Người kiểm tu (Tô Ngọc Hiến)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Lày cỏ à (Minh Hằng)

Đám ma (Vũ Thị Huyền Trang)

Tản văn

Những ánh đèn đêm đêm (Phạm Quý)

Qua những ngày vội vã (Mai Đình)

Thơ

Nhật ký Covid (Thy Nguyên)

Tháng Giêng Covid (Văn Công Hùng)

Bài thơ viết cho ngày mai (Quyên Gavoye)

Ước (Hoa Diên Vỹ)

Hoa loa kèn ngừng thổi điệp khúc cách ly (Nguyễn Thanh Hải)

Những đống lửa ở India (Nguyễn Thúy Quỳnh)

Gửi một dịu hiền (Bùi Việt Phương)

Cách ly (Vân Khánh)

Giờ học văn mùa Covid (Nguyễn Văn Song)

Tin nhắn từ tâm dịch (Trần Giáp)

Nghệ thuật

Chung cư cao tầng - những vấn đề còn bất cập dưới góc nhìn kiến trúc (KTS.Trần Hải Hưng)

Hát lượn Then: tài hoa và trí tuệ của người Tày (Triệu Thị Mai)

Bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu buôn Tr’noonh - Quảng Nam qua ống kính của NSNA Việt Hùng

Bên dòng Nho Quế (Ảnh: Khắc Thiện)

Văn hóa

Nghệ sĩ làm quảng cáo: Mua danh ba vạn bán danh ba đồng (Hoài Hương)

Nghiên cứu trao đổi

10 năm & cuộc hội tụ văn chương đầy ấn tượng (Hồ Thủy Giang)

Hiểu để bảo vệ... (Lý Ái Châu)

Văn học nước ngoài

Con vẹt (Tác giả: Rabindranath Tagore (Ấn Độ); Dịch giả: Võ Hoàng Minh)

Ý kiến bạn đọc

Cần chấn chỉnh việc chủ nhà trọ tùy tiện nâng giá thu tiền điện (Anh Triệu)

Văn nghệ địa phương

Hương rừng; Quê hương (Lã Thị Thông)

Mưa giao mùa; Em thay áo mới (Võ Hằng)

Thơ châm

Năm K (5K) nhớ thuộc nằm lòng (Nguyễn Văn Dũng)

An toàn mùa mưa bão... (Lão Hạc)

Ý thức phòng dịch (Minh Khôi)

Tranh biếm họa của Duy Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy