Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024
03:35 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 11, ra ngày 10/06/2022

Mở đầu ấn phẩm, là chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm. Số này, bài viết của tác giả Vĩnh An sẽ là những thông tin về kinh tế được nêu tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tiếp đó, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên (15/6/1992 – 15/6/2022), nhà báo Nguyễn Bảo Lâm – Chủ tịch Hội có bài viết nhìn lại chặng đường xây dựng qua 3 thập kỷ và những định hướng nỗ lực phát triển trong thời gian tới.

Tiếp nối câu chuyện số trước nhà lý luận phê bình Ngô Thảo đã trao đổi cùng bạn đọc qua bài viết: “Nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ về tác dụng và vai trò của văn học nghệ thuật”, trong số này phần 2 của bài viết đã đưa ra những giải pháp khắc phục thực trạng sau khi chỉ ra sự suy thoái của những cán bộ quá ham vật chất và thích xiểm nịnh.

Mục Bút ký –Phóng sự nổi bật với câu chuyện “Mang yêu thương lên núi Móc Diều” (Kim Ngân) với hành trình trở lại đầy ý nghĩa của cán bộ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khi đã mang theo sự ấm áp sẻ chia là những món quà thiết thực phục vụ công việc học tập giúp các em Trúc, Tuấn, Đạt tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Mục Sáng tác văn học sẽ là các tác phẩm: truyện ngắn “Cô gái sau cánh cửa xanh” (Phạm Giai Quỳnh), “Người muôn năm cũ” (Bão Vũ); tản văn “Cánh đồng thì con gái” (Doãn Long); thơ của các tác giả: Trần Vạn, Phùng Hương Ly, Trần Xuân Trường, Lê Thị Ngọc Nữ, Đinh Hạ, Đỗ Xuân Thu, Kim Loan. Mỗi bài thơ, mỗi câu thơ là những kí ức, kỉ niệm thân thương cùng những hình ảnh gắn bó với quê hương làng mạc, với ông bà, cha mẹ và những người thân quý.

 “Người muôn năm cũ” là những nỗi niềm đau đáu của lớp người đã cũ  khi chứng kiến quan điểm nhân sinh thay đổi và chủ nghĩa thực dụng lên ngôi trong những những lớp người mới, lấn át những rung động dung dị, thuần khiết sâu xa.

“Cô gái sau cánh cửa xanh” là chân dung rất khác của một người trẻ trong xã hội hiện đại với một nội lực mạnh mẽ khi dũng cảm lựa chọn bước ra khỏi cánh cửa của “chiếc lồng chim” để được sải cánh trên bầu trời tự do của chính mình thay vì cam chịu một cuộc sống tù túng, héo rũ đến lìa đời như người mẹ.

Cuộc gặp gỡ của những người thầy – là họa sỹ nổi tiếng Lê Trọng Lân và Lê Anh Vân với người làm hội họa tại Thái Nguyên đã “Đánh thức những rung động thầm kín và mạnh mẽ cho mỹ thuật Thái Nguyên” (Quang Khải) là một trong những nội dung của chuyên mục Nghệ thuật số này.

Mục Nghiên cứu – Trao đổi sẽ là các bài viết: “Cánh chim lửa Trường Sơn và những bài thơ hậu chiến” (Đỗ Anh Vũ), “Buổi đầu của báo chí Việt Nam: trường hợp Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu” (Hoài Nam), “Trẻ em và sách trong tầm nhìn giáo dục mới” (Nguyễn Thanh Tâm).

“Cánh chim lửa Trường Sơn và những bài thơ hậu chiến” được viết nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà thơ Phạm Tiến Duật (2007 – 2022). Trong đó là góc nhìn về một giai đoạn hậu chiến rất khác của giọng điệu lạc quan, hào hứng, sôi nổi mà mọi người vẫn biết. Đấy là những thương cảm, là những chân tình của nhà thơ về những con người rời khỏi cuộc chiến trở về đời thường, cuộc sống của con người lao động chân tay và cả mảnh đời của những em bé đánh giày trên phố.

“Buổi đầu của báo chí Việt Nam: trường hợp Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu” là những tư liệu độc đáo của tác giả Hoài Nam khi miêu tả rất rõ nét chân dung của những nhà Nho làm báo cùng những giai thoại thú vị về họ. Những người làm báo, viết báo rất hăm hở đổi mới và kì vọng.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888.035.828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

Vấn đề cùng quan tâm

“Tổng rà soát” những vấn đề nóng của nền kinh tế (Vĩnh An)

Nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ về tác dụng và vai trò của văn học nghệ thuật - Phần 2 (Ngô Thảo)

Hội Nhà báo Thái Nguyên: Nỗ lực trong hành trình phát triển (Nguyễn Bảo Lâm)

Chuyện người chuyện ta

Nhân một trường hợp bị từ chối (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Người muôn năm cũ (Bão Vũ)

Cô gái sau cánh cửa xanh (Phạm Giai Quỳnh)

Tản văn

Cánh đồng thì con gái (Doãn Long)

Thơ

Cối xay đá (Trần Vạn)

Dưới vòm hoa đại khải; Mùi sách cũ (Phùng Hương Ly)

Dưới mái nhà quê (Trần Xuân Trường)

Nắng quê (Lê Thị Ngọc Nữ)

Mắt lưới; Cho em (Định Hạ)

Hát xoan ở Trường Sa; Chị tôi (Đỗ Xuân Thu)

Trà đêm (Kim Loan)

Lời bình và thơ

Người xưa (Thơ: Nguyễn Thị Mai; Lời bình: Đặng Toán)

Phóng sự - Bút ký

Câu chuyện lửa nghề (Phan Hữu Minh)

Mang yêu thương lên núi Móc Diều (Kim Ngân)

Những đứa con trở về (Minh Hằng)

Văn hóa

Hạ chí ngày dài – hội vui (Chu Mạnh Cường)

Vạn Thọ - mảnh đất nghĩa tình (Nguyễn Đình Hưng)

Vào nhóm, ra nhóm (Ngô Minh)

Nghệ thuật

Đánh thức những rung động thầm kín và mạnh mẽ cho mỹ thuật Thái Nguyên (Quang Khải)

Thiết kế đô thị - lý luận và thực tiễn ( Lê Cao Hải)

Nghiên cứu - Trao đổi

Cánh chim lửa Trường Sơn và những bài thơ hậu chiến (Đỗ Anh Vũ)

Buổi đầu của báo chí Việt Nam: trường hợp Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (Hoài Nam)

Trẻ em và sách trong tầm nhìn giáo dục mới (Nguyễn Thanh Tâm)

Văn học nước ngoài

Kẻ cầu may (Tác giả: Stephen Crane/ Dịch giả: Lê Công Vũ)

Gia nghiệp Werfel (Tác giả: Elvis Bego/ Dịch giả: Dương Đức)

Chữ và nghĩa

Chính thất là gì? Từ đâu mà có (Như Châu)

Thơ châm

Đau lòng trẻ đuối nước (Hồng Lam Sơn)

Buồn hay Vui?... (Thái Thuận Minh)

Ngập! (Nguyễn Anh Đào)

Ngụ ngôn

Hoa hồng tặng mẹ

Chuyện ở đời đừng nhìn vẻ bề ngoài

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy