Thứ tư, ngày 18 tháng 09 năm 2024
12:30 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 10, ra ngày 25/5/2024

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 10, ra ngày 25/5/2024

Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 10 sẽ gửi đến quý độc giả những nội dung đáng chú ý sau:

Mục Cùng quan tâm là 2 bài viết: Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển văn hóa (Vĩnh An), Sức mạnh của sự đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới ở Đại Từ (Kim Ngân).

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp từ ngày 20/5 với thông điệp “Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và những ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 với dự kiến tổng mức đầu tư trên 250.000 tỷ đồng...  sẽ là những thông tin quan trọng trong bài viết của tác giả Vĩnh An.

Đâu là “chìa khoá” giúp Đại Từ có thể vượt lên những khó khăn để “về đích” Nông thôn mới sớm hơn một năm so với kế hoạch? Câu trả lời sẽ có trong bài viết Sức mạnh của sự đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới ở Đại Từ.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm thực hiện việc trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nhưng đến nay những đối tượng được thụ hưởng vẫn chưa biết bảng lương mới của mình. Điều này ít nhiều cũng khiến những người có liên quan cảm thấy băn khoăn. Bài viết Băn khoăn… chờ lương mới (Thái Văn) trong mục Chuyện người chuyện ta sẽ đưa ra những phân tích xung quan vấn đề này.

Mục Sáng tác văn học giới thiệu truyện ngắn Chị tôi (Duyên Phùng), thơ của các tác giả: Hoàng Việt Hằng, Vân Phi, Lương Mỹ Hạnh, Ngọc Tình, Đỗ Văn Xuân, Hà Kim Quy.

Mặc dù cốt truyện không mới, nhưng bằng cách kể chuyện cuốn hút kết hợp với những câu văn đẹp, được trau chuốt tỉ mỉ, những hình ảnh so sánh độc đáo và cách dùng từ ấn tượng, tác giả Duyên Phùng đã mang đến một truyện ngắn hay về đề tài hôn nhân gia đình. Liên – một thiếu nữ thôn quê chịu thương, chịu khó, một người con rất mực ngoan ngoãn đã vì tình yêu mà cãi lại lời cha. Liên từ chối tình cảm của  một chàng trai chân thành, đáng tin cậy để lấy một người cao ráo, đẹp trai nhưng “ăn nói trống không” và “thích khoe của”. Cuộc đời của Liên liệu sẽ đi về đâu? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi.

Cùng với đó, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 – 6, Tạp chí dành tặng các em nhỏ 4 trang văn học thiếu nhi như những món quà đậm đà hương sắc. Ấy là những “bông hoa đồng thoại” muôn hình muôn vẻ, những tiếng thơ trong trẻo, ngọt ngào, những câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu…

Tiếp theo, bài viết Cần cơ chế và những quy định phù hợp trong quảng bá phim do Nhà nước đặt hàng (Minh Nguyệt) sẽ là nội dung đáng chú ý trong mục Nghệ thuật. Mỗi năm Nhà nước đặt hàng từ 2 - 3 phim truyện; 30 phim tài liệu khoa học và gần 20 phim hoạt hình để phục vụ nhiệm vụ chính trị kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tuy nhiên, số lượng phim được phát hành tại rạp vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bài viết Cần cơ chế và những quy định phù hợp trong quảng bá phim do Nhà nước đặt hàng sẽ phần nào lí giải điều này.

Mục Văn học nước ngoài số này đăng tải tác phẩm Truyện kể trong ngày của mẹ - tác giả Lý Gia Đồng (Đài Loan) qua phần chuyển ngữ của dịch giả Trang Hạ. Truyện kể về một chàng trai bị vứt bỏ từ nhỏ bỗng một hôm vỡ òa cảm xúc khi phát hiện ra cậu chẳng những không mồ côi, mà còn có nhiều người mẹ yêu thương cậu hết lòng. Sự thật được chôn giấu hơn hai mươi năm đã biến cậu từ người bất hạnh bỗng chốc trở thành người hạnh phúc nhất. Qua câu chuyện, ta cũng càng thấm thía hơn câu nói: “Mẹ có thể không hoàn hảo nhưng mẹ luôn yêu con theo cách hoàn hảo nhất”.

Ngoài ra, những bài viết, những sáng tác khác trong các chuyên mục: Tôi và Thái Nguyên, Truyện ngắn đặc sắc, Bút ký - Phóng sự, Nghệ thuật, Giai thoại văn nghệ, Văn hoáNghiên cứu – Trao đổi, Ý kiến bạn đọc,…  sẽ mang đến nhiều nội dung thông tin cho quý vị.

Trân trọng mời quý bạn đọc cùng thưởng thức!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0982478288 (Ma Thị Thúy Hường), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa)
(Ảnh trang bìa)

 

Cùng quan tâm

Ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển văn hóa (Vĩnh An)

Sức mạnh của sự đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới ở Đại Từ (Kim Ngân)

Chuyện người chuyện ta

Băn khoăn… chờ lương mới (Thái Văn)

Tôi và Thái Nguyên

Cầu Huy  Ngạc trong tôi (Hồ Thủy Giang)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Chị tôi (Duyên Phùng)

Thơ

Hạn sống; Mạ ở Gio Linh; Vé sang sông một lượt (Hoàng Việt Hằng)

Ly ca; Bản quyền; Vết sẹo (Vân Phi)

Cây muỗm bản mình; Lời ru trên lưng mẹ (Lương Mỹ Hạnh)

Về đi em (Ngọc Tình)

Giỗ trận (Đỗ Văn Xuân)

Hạt thóc và cánh đồng (Hà Kim Quy)

Truyện ngắn đặc sắc

Nước mắt sông Cầm (Uông Triều)

Dành cho các em nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6

Truyện ngắn

Những người bạn báo đường (Hồ Quỳnh Châu)

Chiếc bánh nhà Ong Vàng (Dương Phương Thảo)

Chú mèo cao ngạo (Trần Giáp)

Bồ Câu và Vịt (Nguyễn Đình Tân)

Thơ

Vườn của ông bà (Lã Thị Thông)

Cùng nhau đi học (Trần Lan)

Em Thạch Sùng (Ngọc Thị Lan Thái)

Cháu hiểu ra rồi (Đặng Toán)

Cùng bé đọc thơ (Lê Thị Xuân)

Bé thả diều (Nguyễn Thị Thủy)

Nghệ thuật 

Cần cơ chế và những quy định phù hợp trong quảng bá phim do Nhà nước đặt hàng (Minh Nguyệt)

Tái tạo không gian đô thị hướng tới cộng đồng, phát triển đô thị bền vững (Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Việt Huy)

Giai thoại văn nghệ

Câu chuyện tình trớ trêu và bản dạ khúc Serenade bất hủ của Schubert (Minh Quang tổng hợp)

***

Chuyện về sắc tím Bằng Lăng (Lê Minh Ngân)

Văn hóa

Nồng nàn câu ví người Dao (Phan Thái)

Gìn giữ, phát huy giá trị tranh thờ Đạo giáo trong cộng đồng các dân tộc (Nhật Tân)

Bút ký – Phóng Sự

Nhớ về GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - “Cây đại thụ trong làng văn hóa dân gian” (Lương Việt Anh)

Ly cà phê như muốn nói… (Xuân Anh)

Nghiên cứu – trao đổi

Cuốn sách của những tấm lòng đồng đội (Diệu Anh)

Dấu vết của “Tuyệt không dấu vết” (Nguyễn Thanh Tâm)

Văn học nước ngoài

Truyện kể trong ngày của mẹ (Lý Gia Đồng – Đài Loan; Tranh Hạ Dịch)

Ý kiến bạn đọc

Đáng lo ngại với thói quen nói tục, chửi bậy trong giới trẻ hiện nay (Minh Khôi)

Thơ châm

Chiếc bánh khổng lồ (Duy Hưng)

Đi chùa (Vũ Kim)

Ảo và thật (Ong Đá)

Bạo lực gia đình (Thân Đông Thái)

Biếm họa của Nguyễn Trần Bạch Liên

Vui vui…

Tranh bìa của Tất Quang

Ảnh của Việt Hùng, Khánh Vân

Tranh của Lê Quang Thái, Tiêu Yến Hoa Lê

Minh họa của Nông Thu Thiềm, Minh Thư, Vũ Thùy Dương, Phạm Uyển Nhi, Dương Văn Chung, Đào Tuấn…

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy