Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
10:36 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 10, ra ngày 25/5/2022

VNTN - Như thường lệ, mở đầu số này sẽ là mục Vấn đề cùng quan tâm với hai bài viết: “Nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ về tác dụng và vai trò của văn học nghệ thuật” của nhà phê bình Ngô Thảo. Bài viết chỉ ra sự suy thoái của những kẻ quá ham vật chất và thích xiểm nịnh trong xã hội. Và bài “Quan điểm giáo dục của Nguyễn Ái Quốc qua một cuộc trò chuyện - ghi chép của mật vụ Pháp” của tác giả Quyên Gavoye, giới thiệu bản ghi chép số 24 (ngày 20/12/1919) của mật vụ Edouard về cuộc trò chuyện giữa ông và Nguyễn Ái Quốc về quan điểm giáo dục tại An Nam với sự góp mặt về sau của Phan Chu Trinh, Khánh Kỳ và Lê Văn Sao.

Tiếp theo, mục Sáng tác văn học kỳ này sẽ là truyện ngắn “Mắc kẹt” của Vũ Thị Huyền Trang; tản văn “Những thì thầm bất chợt...” của Trần Văn Thiên và “Tháng sáu mùa thi” của Cao Thơm; thơ của các tác giả: Lê Hòa, Lê Nhi, Doãn Long, Trần Thị Nhung; và mục Thơ và lời bình với bài thơ “Sao em nói dối anh”? (Dương Khâu Luông) qua lời bình của nhà văn Nguyễn Đức Hạnh.

“Mắc kẹt” là tiếng kêu khắc khoải, là nỗi niềm, suy tư về môi trường sinh thái - nơi thiên nhiên đang dần bị hủy hoại bởi lòng tham của con người. Và thiên nhiên một khi bị hủy diệt, con người cũng sẽ nhận lấy những hệ lụy khôn lường. Kết truyện là sự mong chờ, hy vọng không chỉ với nhân vật truyện mà còn với mỗi chúng ta - đó là sự thức tỉnh lương tâm, trả lại linh hồn cho cây, trả lại màu xanh cho thiên nhiên.

Cùng với đó, mảng Thơ số này tiếp tục là những sáng tác của các tác giả trong và ngoài tỉnh mang chứa những xúc cảm, suy tư, những trăn trở, chiêm nghiệm về chiến tranh, mất mát; về tình yêu đôi lứa; về chốn cũ quê nhà; và về thực tại cuộc sống hôm nay!

Những ký ức và cả những trăn trở về xóm Chòi, xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ - địa chỉ đỏ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, là nơi ở và làm việc của giới văn nghệ sĩ kháng chiến; Nhiều làng nghề được hình thành không chỉ tạo cơ hội cho người nông dân làm giàu chính đáng mà còn làm thay đổi diện mạo nông thôn Thái Nguyên và thu hút được các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh - là hai nội dung đáng chú ý mục Phóng sự - Bút ký kỳ này.

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, VNTN có chuyên mục đăng tải những truyện ngắn, tản văn, thơ, tranh và ảnh… về thế giới trẻ thơ vui tươi, hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu mà cũng đầy nhân văn, sâu sắc dành riêng cho các em.

“Những nút thắt cần phải được khai thông của nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà”; Nghệ thuật múa Tắc Xình - điệu múa dân gian độc đáo, một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc quy tụ nhiều giá trị truyền thống của dân tộc Sán Chay là những nội dung mục Nghệ thuật kỳ này.

Mục Nghiên cứu - Trao đổi số này sẽ là các bài viết: “Chúc văn” trong tiểu thuyết “Lý Phật Tử định quốc”, một phong cách diễn ngôn trên nền lịch sử (Hà Thy Linh); Đám đông và sức mạnh của nó trên mạng xã hội (Hoài Nam); Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - vài ví dụ xoàng (Hoàng Đăng Khoa); Bất lực của sự hữu hạn (Nguyễn Kiến Thọ).

“Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - vài ví dụ xoàng” luận bàn về tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bình Phương với đầy những mê lộ/ma trận trần thuật, với những cách kiểu văn chương mới mẻ độc đáo không lặp lại, với chất điện ảnh và chất thơ hiển lộ đầy riêng khác, với giọng kể và cốt truyện đầy mê dụ...

“Bất lực của sự hữu hạn” là những cảm nhận, đánh giá về tập thơ “Sân bay” (Nguyễn Nhật Huy, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2021) - tập thơ cho thấy “tuy luôn phải vất vả, chật vật để kiềm soát sự xô dạt của cảm xúc về lí trí, vẫn đăm đắm một tín niệm, người thơ ấy khó mà đo đếm được giới hạn của mình, khi mà phía trước anh, luôn luôn hiện hữu những đường băng”.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc!

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0888.035.828 (Lương Lê Hồng Hạnh), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

 Vấn đề cùng quan tâm

Nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ về tác dụng và vai trò của văn học nghệ thuật - Phần 1 (Ngô Thảo)

Quan điểm giáo dục của Nguyễn Ái Quốc qua một cuộc trò chuyện - ghi chép của mật vụ Pháp (Quyên Gavoye)

Chuyện người chuyện ta

Phát triển du lịch: Giữa quảng bá và thực tế phải tương đương (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Mắc kẹt (Vũ Thị Huyền Trang)

Tản văn

Những thì thầm bất chợt... (Trần Văn Thiên)

Tháng sáu mùa thi (Cao Thơm)

Thơ

Những đứa trẻ da cam (Lê Hòa)

Giấc mơ tôi; Giáp hạt (Lê Nhi)

Bắt trượt trái Còn em rơi; Hồn cây (Doãn Long)

Quê (Trần Thị Nhung)

Thơ và lời bình

Sao em nói dối anh? (Thơ: Dương Khâu Luông; Lời bình: Nguyễn Đức Hạnh)

Phóng sự - Bút ký

Tiếng vọng từ xóm Chòi! (Phan Hữu Minh)

Làng nghề Thái Nguyên: Đa dạng mô hình trong phát triển (Phan Thái)

Dành cho các em nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Truyện ngắn

Bí mật của Tôm (Minh Hằng)

Gửi lại mùa thương... (Nguyễn Minh Phương)

Tình anh em (Trần Chín)

Nụ hôn của sách (Thiên An)

Thơ

Chú gà Bông; Cù quay (Ngọc Thị Lan Thái)

Hạt mưa (Trương Quang Thứ)

Rau mẹ trồng (Lê Thị Xuân)

Mây khóc (Xuân Nùng)

Nắng ốm (Hồ Điệp)

Bốn mùa của con (Đặng Toán)

Tranh

Truyền nghề (Phạm Ánh Mai - 12 tuổi)

Cùng chị Hằng Nga (La Thị Uyên Nhi - 13 tuổi)

Đi Cà kheo (Đào Thị Phương Thanh - 12 tuổi)

Ngày hè của em (Nguyễn Thị Hoài An - 12 tuổi)

Rồng rắn lên mây (Mông Thị Trà My - 13 tuổi)

Văn hóa

Cây thương hiệu - Điểm nhấn trong du lịch địa phương (Suối Linh)

“Lễ hội Cầu mưa”, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Việt (Vũ Oanh)

Nghệ thuật

Những nút thắt cần phải được khai thông của nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà (Vũ Kim Khoa)

Nghệ thuật múa Tắc Xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên (Lương Việt Anh)

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chúc văn” trong tiểu thuyết “Lý Phật Tử định quốc”, một phong cách diễn ngôn trên nền lịch sử (Hà Thy Linh)

Đám đông và sức mạnh của nó trên mạng xã hội (Hoài Nam)

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - vài ví dụ xoàng (Hoàng Đăng Khoa)

Bất lực của sự hữu hạn (Nguyễn Kiến Thọ)

Văn học nước ngoài

Poli dễ thương (Tác giả: Hoshi Shinichi (Nhật Bản); Dịch giả: Hoàng Long)

Ý kiến bạn đọc

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua những tấm biển hiệu (Anh Anh)

Thơ châm

Ý thức du lịch (Mèo @)

Bức xúc!; Tiến sĩ kiểu “trời ơi”! (Lê Thị Xuân Hương)

Tranh biếm họa của Nguyễn Trần Bạch Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy