Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
20:58 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 10, ra ngày 25/5/2021

VNTN - Mở đầu số này, mục Vấn đề cùng quan tâm là bài viết của tác giả Kiều Mai Sơn với nhiều thông tin thú vị về tỉnh Thái Nguyên tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa I và bà Ngô Thị Huệ - một trong mười nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên.

Cùng với đó, hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2021), tác giả Nguyễn Đình Hưng có bài viết kể về sự kiện vô cùng đặc biệt và tự hào cho các dân tộc huyện Phú Lương khi được Bác Hồ đến thăm vào tháng 11/1951.

Mục Phóng sự - Bút ký kỳ này là những bài viết xoay quanh cuộc chiến với đại dịch COVID-19, đó là: “Những người “săn” SARS-CoV-2” của tác giả Sa Mộc, “Nối vòng tay lớn chia lửa chống dịch” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, “Sống trong tâm dịch” của tác giả Quyên Gavoye.

Mục Sáng tác văn học số này là hai truyện ngắn: Thư tình năm mươi năm của Hồ Thủy Giang, Ứng cử viên của Bùi Đế Yên; tản văn của Trần Văn Thiên; thơ của các tác giả: Nguyễn Đức Hạnh, Dương Thắng, Phùng Thị Hương Ly, Lê Vi Thủy, Phạm Thị Kim Khánh, Phan Thức, Nguyễn Ba, Ngô Đức Hành.

Thư tình năm mươi năm là hồi ức về một thời sinh viên mà dấu ấn là lá thư tình bị “từ chối”; để rồi sau năm mươi năm gặp lại, thời gian có thể xóa nhòa mọi khuất khúc, những gì tưởng như vô cùng nghiêm trọng lại được hóa giải một cách đơn giản, nhẹ nhàng.

Từ câu chuyện tham gia ứng cử của một giáo viên trẻ, ít thành tích, bằng cấp, chức vụ, Ứng cử viên như một minh chứng khẳng định: Đại biểu HĐND là đại diện cho ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Mảng Thơ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những sáng tác của các tác giả trong và ngoài tỉnh, đó là những tiếng lòng đầy trăn trở về đời sống hôm nay, song đằng sau tất cả vẫn ánh lên những niềm tin và hy vọng tươi đẹp.

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, kỳ này mở chuyên mục đăng tải những truyện ngắn, tranh, ảnh… về thế giới trẻ thơ vui tươi, hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu mà cũng đầy nhân văn, sâu sắc dành riêng cho các em.

Cùng với đó, là bài viết của tác giả Hoài Nam luận bàn về vấn đề: Nên là “Văn học cho thiếu nhi” hay “Văn học về thiếu nhi”? - một câu hỏi không chỉ đặt ra với các nhà văn mà còn với các nhà xuất bản, với những người làm sách.

Bên cạnh bài viết của tác giả Hoài Nam, mục Nghiên cứu - Trao đổi kỳ này còn là bài viết của tác giả Lê Thị Hạnh Liên bàn và lý giải tại sao Nguyễn Du nổi tiếng thế giới dù vẫn còn ít người hiểu được sự sâu sắc và cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều; và bài viết của tác giả Hoài Giang chia sẻ những cảm nhận, đánh giá về cuốn “Thơ muôn nhà - Báo Văn nghệ Thái Nguyên (2010-2020)” (Nxb Hội Nhà văn) - dù đây là tập hợp của hàng trăm tác giả không chuyên trong tỉnh nhưng cũng là một dấu ấn cho thấy phong trào thơ Thái Nguyên sôi nổi và có được ít nhiều những tín hiệu đáng mừng.

Mục Nghệ thuật số này là bài viết của tác giả Trần Hoàng Ngân về tranh kính nhà thờ tại Việt Nam - loại hình nghệ thuật đặc sắc, với phong cách tạo hình độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ, lịch sử và tư tưởng sâu sắc.

Cùng các bài viết, chùm ảnh về không khí bầu cử tại Thái Nguyên, phản ánh những câu chuyện, vấn đề trong đời sống qua các trang mục Văn hóa; Ý kiến bạn đọc…. Mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa) 

Vấn đề cùng quan tâm

Quốc hội khóa I (1946): Thái Nguyên bầu cử sớm (Kiều Mai Sơn)

Nhớ lời Bác dạy (Nguyễn Đình Hưng)

Phóng sự - Bút ký

“Những người “săn” SARS-CoV-2” (Sa Mộc)

Nối vòng tay lớn chia lửa chống dịch (Nguyễn Thị Thu Hà)

Sống trong tâm dịch (Quyên Gavoye)

Chuyện người chuyện ta

COVID-19 và vaccine tự mỗi người (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Thư tình năm mươi năm (Hồ Thủy Giang)

Ứng cử viên (Bùi Đế Yên)

Tản văn

Mẹ và tháng Năm... (Trần Văn Thiên)

Thơ

Trong mưa vẫn gọi mưa; Chuông gió (Nguyễn Đức Hạnh)

Dòng sông ngược chiều; Oder (Dương Thắng)

Hoa chuối đỏ (Phùng Thị Hương Ly)

Ô cửa (Lê Vi Thủy)

Tưởng tượng (Phạm Thị Kim Khánh)

Giăng (Phan Thức)

Điều quan trọng (Nguyễn Ba)

Em ơi, về ăn cơm gạo mới (Ngô Đức Hành)

Dành cho các em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Thơ

Vùng trời bình yên (Văn Ngọc Bảo Anh)

Nắng (Lê Giang)

Cảm ơn (Trần Văn Lợi)

Chẳng khoe bao giờ; Bé vẽ cây bàng vuông (Trần Kế Hoàn)

Vua Bếp (Trương Quang Thứ)

Truyện ngắn

Viên bi có bông hoa màu xanh lá mạ; Chuyện anh Mõm Hung ở Vườn quốc gia (Trần Đức Tiến)

Súa (Nguyễn Kiến Thọ)

Miu của Sinh (Du An)

Tranh

Tĩnh vật (Phạm Nguyễn Bảo Hân)

Bộ đội giúp dân vùng lũ (Trần Bảo Ngân)

Làng văn hóa bản Quyên (Hà Thị Hoa)

Đi chợ Tết (Nguyễn Ngọc Diệp)

Mùa hè (Nông Thị Thu Cúc)

Ảnh

Học trực tuyến (Ngọc Hải)

Nghệ thuật

Náo nức Ngày hội non sông (Việt Hùng, Quang Khải, Hào Hiệp, Xuân Huy, Huy Toản, Âu Ngọc Ninh)

Tranh kính nhà thờ tại Việt Nam - loại hình nghệ thuật cần được gìn giữ (Trần Hoàng Ngân)

Văn hóa

Trải nghiệm chiều Tân Cương (Lê Thị Mai Ngân)

Đồng bạc Đông Dương - một di sản cần bảo tồn và lưu giữ (Thanh Hà)

Nghiên cứu trao đổi

Nguyễn Du nổi tiếng thế giới... dù còn ít người hiểu Truyện Kiều (Lê Thị Hạnh Liên)

“Văn học thiếu nhi” và một vài ghi chú bên lề (Hoài Nam)

Một dấu ấn đáng mừng (Hoài Giang)

Văn học nước ngoài

Hai người cha (Tác giả: Brian Evankovich (Áo); Dịch giả: Lê Công Vũ)

Ý kiến bạn đọc

Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với những con đường bê tông liên thôn xã (Long Vũ)

Ngụ ngôn

Chích chòe và cái rọ lợn; Chuột cống, chuột bạch (Tú Xuân)

Thơ châm

Đừng đánh mất mình! (Lê Đức Đồng)

Vỉa hè (Thân Đông Thái)

Đất tặc (Mèo @)

Tranh biếm họa của Nguyễn Dũng

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy