Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 10 (25/5)
VNTN - Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên số 10, ra ngày 25/5/2023 trân trọng giới thiệu cùng độc giả những bài viết đáng chú ý sau:
Mục Vấn đề cùng quan tâm, là những thông tin đáng quan tâm của tác giả Vĩnh An gửi về từ nghị trường ngay sau khi Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp thứ năm. Bài viết với nhan đề “Quốc hội họp kỳ thứ năm: Yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy trong thực thi công vụ”.
Tiếp đó là những ý kiến xác đáng của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh xung quanh việc “Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên góp phần thực hiện công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng”. Bài viết là tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam với khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”, vừa được BTV Tỉnh ủy tổ chức ngày 18/5 vừa qua.
Mục Sáng tác văn học giới thiệu truyện ngắn của tác giả Trần Thị Nhung nhan đề “Sống thật lúc nửa đêm”. Một câu chuyện về nạn buôn bán trẻ em được tác giả kể lại một cách khéo léo đã cuốn người đọc đến những chữ cuối cùng, để rồi nhen lên một niềm vui bởi một cái kết có hậu.
Bên cạnh đó, số này Tạp chí dành 4 trang cho Văn học thiếu nhi, tại đây hội tụ những truyện ngắn, những bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu và cũng không kém phần sâu sắc – là món quà gửi đến các em thiếu nhi nhân Ngày Tết của các em (1/6).
Trang Thơ số này là các sáng tác của các tác giả: Vi Thùy Linh, Hoàng Thị Hiền, Doãn Long, Lê Hào, Nam Thanh, Đỗ Toàn Diện và Nguyễn Văn Song.
Chuyên mục Bút ký – Phóng sự kỳ này, VNTN tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc ba tác phẩm tham dự Cuộc thi Bút ký – Phóng sự năm 2021 – 2023 của tác giả Nguyễn Nhật Huy, Nguyễn Hoài Nam và Phạm Thị Cẩm Anh.
“Không khóc ở Đài Loan” – bút ký dự thi của Nguyễn Nhật Huy đã đem đến cho độc giả những bất ngờ khó tả về cuộc sống của những du học sinh Việt Nam tại đất nước Đài Loan.
Trang Nghệ thuật số này là bài viết của tác giả Hoài Hương tìm hiểu “mối giao duyên giữa điện ảnh Việt Nam và ngành du lịch”. Bài viết có nhan đề “Điện ảnh và du lịch Việt – duyên tình trắc trở”.
Chuyên mục Văn hóa, là bài viết của tác giả Việt Anh xung quanh vấn đề “Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc”.
Trang Nghiên cứu - Trao đổi kỳ này là hai bài viết của tác giả Nguyễn Trung với nhan đề “Sự vận dụng lý thuyết Kinh Dịch trong Chính tây kỉ hành thi tập của Lê Thánh Tông” và tác giả Hoài Nam với bài: “Đi, với người Việt”. Những tìm tòi tỉ mỉ, cẩn trọng; những phát hiện, lí giải sâu sắc sẽ giúp độc giả có thêm thông tin được đề cập trong mỗi bài viết.
Ngoài ra, các chuyên mục Chuyện người chuyện ta, Tôi và Thái Nguyên, Chữ và nghĩa… sẽ là những bài viết phong phú trên các lĩnh vực.
Mời quý vị cùng đón đọc.
Vấn đề cùng quan tâm
Quốc hội họp kỳ thứ năm: Yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy trong thực thi công vụ (Vĩnh An)
Nguyễn Ái Quốc và hành trình đến Liên Xô (Hồng Phúc)
Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên góp phần thực hiện công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng (Nguyễn Thúy Quỳnh)
Chuyện người chuyện ta
Có phải là khôn ngoan? (Thái Văn)
Tôi và Thái Nguyên
Hương sắc Thái Nguyên (Nguyễn Kim Dung)
Trang thơ
Kế hoạch tháng Năm (Vi Thùy Linh)
Cơn đau chưa kháng thuốc; Dùng dằng A Pa Chải (Hoàng Thị Hiền)
Lá cọ (Doãn Long)
Triển lãm ảnh; Bệ phóng (Lê Hào)
Kiếp hoa (Nam Thanh)
Nguồn cội; Chị tôi (Đỗ Toàn Diện)
Người bán tò he; Tiếng sáo (Nguyễn Văn Song)
Cây cỏ quanh ta (Trương Quang Thứ)
Nhà của mặt trời (Đặng Toán)
Múa sạp (Đoàn Gia Hân)
Gom nắng (Nguyễn Minh Trọng)
Truyện ngắn
Sống thật lúc nửa đêm (Trần Thị Nhung)
Gà và Vịt (Hồ Quỳnh Châu)
Chuyện của Tia Sét (Hồ Điệp)
Những ngày hè thơ dại (Trần Giáp)
Bút ký – Phóng sự
Thái Nguyên lưu luyến trong tôi (Nguyễn Hoài Nam)
Trái tim bồ đề (Phạm Thị Cẩm Anh)
Không khóc ở Đài Loan (Nguyễn Nhật Huy)
Nghệ thuật
Điện ảnh và du lịch Việt, duyên tình trắc trở (Hoài Hương)
Đậm chất quê, mộc mạc góc nhìn và vì cuộc sống (Tân Vũ)
Văn hóa
Vĩ đại cây sự sống (Chu Mạnh Cường)
Bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc (Việt Anh)
Nghiên cứu trao đổi
Sự vận dung lý thuyết Kinh Dịch trong Chinh tây kỉ hành thi tập của Lê Thánh Tông (Nguyễn Trung)
“Đi”, với người Việt (Hoài Nam)
Văn học nước ngoài
Đây là Tibten (Heinrich Boll (Đức); Phạm Đức Hùng dịch)
The Exchange – đổi hàng (Jon Langford (Anh); Trương Thị Mai Hương dịch)
Chữ và nghĩa
Vài nét về chữ Đạo và hai khái niệm Đạo gia, Đạo giáo (Như Châu)
Thơ châm
Chuyện ngộ độc thực phẩm (Lê Thị Xuân Hương)
Lại là du lịch không đồng (Thái Thuận Minh)
Vui vui…
Biếm họa của Bùi Thanh Tâm
Ảnh bìa của Quốc Chính; Tranh của Nguyễn Gia Bẩy
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...