Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
21:32 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 05, phát hành ngày 10/03/2021

VNTN - Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên kỳ này là bài viết của tác giả Trần Thép về cuộc thăm và làm việc với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải - một cuộc làm việc đi vào lịch sử của Hội, tiếp thêm hứng khởi và động lực sáng tạo cho văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Tiếp theo là những bài viết xoay quanh Cuộc thi thơ online “Tổ quốc và Mẹ” do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn tổ chức: Một cuộc thi thành công nhiều mặt (nhà thơ Văn Công Hùng - Trưởng ban Giám khảo); Cuộc thi thơ online và câu chuyện hậu trường (Minh Khuê). Cùng với đó là các tác phẩm đoạt giải Cuộc thi của các tác giả: Nguyễn Thanh Mừng (giải Nhất), Phạm Tú Anh (giải Nhì), Trần Văn Lợi (giải Nhì), Nguyễn Văn Song (giải Ba), Dương Thành Phát (giải Ba), Nguyễn Đức Hậu (giải Ba), Đào An Duyên (giải Tư), Nguyễn Ngọc Hưng (giải Tư), Trần Quốc Toàn (giải Tư), Doãn Long (giải Tư), Quyên Gavoye (giải Tư).

Truyện ngắn đặc sắc số này giới thiệu tác phẩm “Gương mặt cuộc đời” của nhà văn Xuân Cang - một câu chuyện trong thời chiến, khi đất nước còn bị chia cắt hai miền. Truyện viết không phô trương, ồn ào. Không khí truyện thầm lặng nhưng da diết, giống như tình cảm của đôi vợ chồng chiến sĩ - công nhân hơn mười lăm năm xa cách.

Văn nghệ Thái Nguyên kỳ này sẽ đăng tải cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Đặng Ngọc Huy, Giám đốc Sở Y tế xung quanh công cuộc phòng chống dịch COVID-19, để thấy được tinh thần của ngành Y tế Thái Nguyên: “Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm nghề nghiệp cho chúng tôi thêm sức mạnh”.

Sáng tác văn học số này là truyện ngắn Tổ ấm của Trần Thị Nhung. Tổ ấm với cách viết nhẹ nhàng mà dung dị, đưa người đọc đến với câu chuyện đời thường - một tổ ấm gia đình được xây nên từ những yêu thương, sự sẻ chia, quan tâm và “vì nhau” giữa những người thân trong gia đình.

Phần Nghệ thuật là bài viết của KTS. Trần Hải Hưng với tựa đề “Công viên cây xanh: Điều kiện cần của một đô thị phát triển bền vững”, qua đó gợi mở công viên cây xanh là tiền đề để thành phố Thái Nguyên tiếp tục vươn lên, khẳng định mình trên con đường phát triển và hội nhập. Cùng với đó là bài viết của tác giả Vũ Kim Khoa luận bàn về “ảnh nghệ thuật” - một khái niệm mơ hồ!

Phần Nghiên cứu - Trao đổi ấn tượng với bài viết Giải thưởng văn chương: Làm sao để không “mất giá”? của tác giả Khải Hoàng với nhận định xác đáng: “Để giải thưởng văn học dần trở nên “được giá”, trước hết cần đến phẩm giá (lương tâm, “đôi mắt”…) của những thành viên hội đồng trao giải”.

Trong số này:

Lăng kính văn nghệ

Thêm hứng khởi và động lực sáng tạo (Trần Thép)

Một cuộc thi thành công nhiều mặt (Văn Công Hùng)

Cuộc thi thơ online và câu chuyện hậu trường (Minh Khuê)

Khách mời của Văn nghệ Thái Nguyên

“Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm nghề nghiệp cho chúng tôi thêm sức mạnh” (trò chuyện với Tiến sĩ Đặng Ngọc Huy, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên; Quỳnh Nguyễn thực hiện)

Chuyện người chuyện ta

Kỳ thị người bị dịch và vùng có dịch - hậu quả nhãn tiền (Thái Văn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn:

Tổ ấm (Trần Thị Nhung)

Thơ

Khúc luân vũ Thái Nguyên (Nguyễn Thanh Mừng)

Về ăn cơm (Dương Thành Phát)

Vu lan (Nguyễn Đức Hậu)

Mẹ tôi phơi thóc (Nguyễn Văn Song)

Thả xuống một dòng trôi (Đào An Duyên)

Đại Việt của Ức Trai (Trần Văn Lợi)

Tôi là công dân Việt (Nguyễn Ngọc Hưng)

Bếp quê (Trần Quốc Toàn)

Mùa xuân trên đỉnh núi (Phạm Tú Anh)

Mùa đông (Doãn Long)

Tổ quốc của những đứa con lai (Quyên Gavoye)

Truyện ngắn đặc sắc

Gương mặt cuộc đời (Xuân Cang)

Văn nghệ học đường

Truyện ngắn

Giáng sinh năm ấy (Đàm Như Mai, lớp 9)

Ván bài may mắn (Nguyễn Mai Quỳnh, lớp 7)

Văn học nước ngoài

Truyện dịch

Mẹ và những tấm ảnh (Tác giả: Nay Win Myint (Miến Điện); Dịch giả: Võ Hoàng Minh); Mùa Xuân Bondino (Tác giả: Krivin Phelich Davidovich (Nga); Dịch giả: Châu Hồng Thủy)

Thơ dịch

Ra đi; Cây mận nở hoa; Khu vườn; Hoa lily bạc (Tác giả: Louise Glück (Mĩ); Dịch giả: Nguyễn Thị Thúy Hạnh)

Nghệ thuật

Công viên cây xanh: Điều kiện cần của một đô thị phát triển bền vững (KTS. Trần Hải Hưng)

Xuân rẻo cao qua ống kính của NSNA Khánh Vân

Khái niệm mơ hồ (Vũ Kim Khoa)

Thêm một bài hát mới về dịch COVID-19 (Doãn Loan)

Văn hóa

Nghề trồng lúa nước trong hát Then của người Tày (Triệu Thị Mai)

Nghiên cứu - Trao đổi

Giải thưởng văn chương: Làm sao để không “mất giá”? (Khải Hoàng)

Bàn tiếp về tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng (Lê Thị Hạnh Liên)

Người nặng lòng với dân ca Sán Dìu (Phan Thức)

Ý kiến bạn đọc

Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông phường Cam Giá (Thái Minh)

Thơ châm

Ma đề (Lê Gia)

Bê tông... hóa (Nguyễn Việt Tiến)

Khống (Đào Đất)

Ngụ ngôn

Trâu mẹ thông minh; Nghé con nhanh trí (Tú Xuân)

Góc biếm họa

Tranh của họa sĩ: Duy Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy