Thứ sáu, ngày 20 tháng 09 năm 2024
22:38 (GMT +7)

Giải mã về các nhân vật huyền thoại trong lịch sử

VNTN - Trong lịch sử và văn học - nghệ thuật có khá nhiều nhân vật kỳ tài, được ngợi ca vì những công lao to lớn hoặc phẩm chất cao quý. Có người là người thực, song cũng có người là sản phẩm của trí tưởng tượng. Bởi họ đều đã xuất hiện từ lâu, và theo thời gian cùng sự đồn thổi càng làm cho những câu chuyện về họ huyền ảo. Dưới đây là một số ví dụ khiến người nghe băn khoăn vì không rõ thực hư.

Vua Arthur

Đầu tiên phải kể tới vua Arthur, một nhà lãnh đạo anh minh, tài giỏi trong khá nhiều thơ ca, kịch nghệ Anh. Ông được xem là một vị vua vĩ đại, theo truyện đã bảo vệ thành Camelot, chống lại các cuộc xâm lăng liên tục của quân Saxon vào thế kỷ thứ V, VI. Đã từng xảy ra 12 cuộc chiến, và ông đều thắng cả. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường cho rằng, ông chỉ là một nhân vật huyền thoại, gắn với những câu chuyện dân gian folklore, mà đặc biệt là truyện thanh gươm ghim trong đá. Sau khi thắng trận, đức vua đã cắm thanh gươm của mình vào một khối đá để khẳng định từ nay hòa bình mãi mãi. Thanh gươm này đứng đó hàng trăm năm và không ai có thể lay chuyển, nên người ta đồ rằng, ai rút được nó ra sẽ làm vua. Phải đến thế kỷ IX, mới có những miêu tả khá chi tiết về ông, ví dụ như vua Arthur là một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng loáng, cầm trên tay thanh gươm Excalibur. Từ đó, có phỏng đoán hình tượng ông được lấy từ những người lính, mà nổi bật là tướng quân La Mã Lucius Artorius Castus. Trên chiến trường rất hùng dũng, song trong công việc triều chính, ông khá bình dị, và thường ngồi luận bàn với các tướng lĩnh, hiệp sĩ quanh một cái bàn tròn, để ai cũng có vị trí và tiếng nói quan trọng giống nhau. Số người tham dự thường từ 12 người đến 150 người. Nhờ thế, sau này có thuật ngữ hội nghị bàn tròn, cho các quyết định công bằng.

Robin Hood

Nhân vật thứ hai mà ai cũng biết, vì tên của ông xuất hiện trong môn toán, là Pythagoras đảo Samos. Theo một vài ghi chép, ông là một triết gia người Hy Lạp sống từ 2.500 - 2.600 năm trước, nhưng được biết nhiều hơn với cương vị là nhà toán học, cha đẻ của số học và các Định lý pitago. Ông luôn tin rằng, mọi vật đều liên quan đến toán. Ngay cả các hành tinh và ngôi sao trên trời cũng di chuyển theo các phương trình, mỗi cái ứng với một nốt nhạc nên có thể tạo ra những bản hòa tấu thú vị. Cũng bằng con số, ông cho rằng, mỗi linh hồn có thể luân hồi và trở lại trong một thể xác mới. Có rất ít cứ liệu về Pythagoras, ngoại trừ ông là con trai của một thợ khắc trên đảo Samos và đã chu du khắp nơi để học tập, rồi tới Croton- Italia mở trường. Do học rộng, ông được xem có năng lực rất siêu phàm, như đi được xuống đất, bay lên trời, ở hai nơi cùng lúc và nói chuyện với loài vật, và đã từng khuyên một con bò đừng ăn đậu, bắt một con gấu thề từ nay sẽ không ăn thịt... Văn học thường miêu tả ông như một vị thần, con trai của thần mặt trời Apollo hoặc môn đệ của thần truyền tin Hermes và luôn xuất hiện trong bộ áo trắng, đầu đội vòng lá vàng. Có lẽ vì quá tôn sùng, người ta đã cho ông là người đầu tiên nghĩ ra các định lý, dù rằng trước đó người Ai Cập đã từng nghĩ ra các phép tính tương tự.

Pythagoras

Nếu trong toán học có Pytagoras thì trong văn học có Homer, tác giả của hai sử thi hoành tráng Iliad và Odyssey, và là một đại thi hào Hy Lạp cổ đại, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Tây phương. Tuy vậy, thông tin về ông chỉ vỏn vẹn vài dòng, đại thể là một người mù trên đảo Chios, hay đi lang thang kể chuyện kiếm sống vào khoảng thế kỷ thứ VII, VIII trước công nguyên. Tác phẩm đầu tiên của ông kể về cuộc chiến thành Troy hết sức khó khăn trong 10 năm, bởi một liên minh các tiểu quốc Hy Lạp đối với một thành phố bên bờ Địa Trung Hải. Cuối cùng, thành phố này cũng sụp đổ, và đoàn quân ấy vượt biển trở về quê, với một hành trình phiêu lưu trong tác phẩm kế tiếp. Có sách cho rằng, Homer đã chứng kiến tận mắt cuộc chiến, song có sách lại nhận định ông chỉ kể lại vì sinh sau nó 500 năm. Do thiếu thông tin nên người ta hay nghi ngờ hai tác phẩm trên không phải của ông, mà là của nhiều thi sĩ dân gian khác, rồi được quy vào một nghệ sĩ mù lang bạt. Dù đúng hay sai, ông vẫn là người đầu tiên dựng lên cốt chuyện mạch lạc, trần thuật về thần thoại Hy Lạp. Hai tác phẩm của ông có tổng cộng hơn 30 nghìn dòng chữ bằng tiếng địa phương và được lan tỏa rộng rãi nhờ truyền khẩu và những điệu nhạc từ cây đàn lia. Có thể nói Homer không chỉ là một cái tên mà là cả một nền văn hóa truyền khẩu. Đóng góp lớn nhất ở đây, ngoài nội dung hay còn là sự ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, nhất là lòng gan dạ và anh hùng của con người.

Không ai lạ với Robin Hood, chàng lục lâm chuyên cướp của nhà giàu, chia cho người nghèo và chống đối triều đình nhằm bảo vệ dân lành. Anh xuất hiện lần đầu trong các bài thơ và ba lát thế kỷ XIV- XV, trong đó kể tới một số kẻ sống ngoài vòng pháp luật, tên là Robehod hay Rabunhod. Có chuyện miêu tả, anh là một dân thường cầm đầu một toán cướp, chống lại viên quận trưởng đáng ghét của Nottingham, lại có chuyện anh là một quý tộc hiểu được sự khốn khổ của người dân nên đã từ bỏ cuộc sống xa hoa và đứng về phía nhân dân. Trong nhiều thế kỷ, người ta vẫn cố tìm kiếm danh tính thật của Robin Hood song không rõ. Một thông tin thường thấy về anh là chàng hiệp sĩ này là thuộc hạ của vua Richard Trái tim Sư tử hoặc thành viên của các hiệp sĩ Templar, song hiện nay đa số sử gia đều tin rằng, đây là một nhân vật giả tưởng huyền bí. Tái xuất trong nhiều truyện tranh - phim ảnh, tựu chung anh là một người hùng rất giỏi đấu kiếm, bắn tên và một mình có thể hạ nhiều địch thủ.

Lycurgus là người đã đưa thành phố Sparta Hy Lạp trở thành một cứ điểm quân sự hùng mạnh nhất thế giới cổ đại. Vào khoảng thế kỷ V- IX trước công nguyên, nhà lập pháp này đã tiến hành một loạt các cải cách dữ dội trong cả đời thường tới hôn nhân, sinh đẻ, giáo dục và đặc biệt là huấn luyện các cậu bé thành chiến binh. Bảy tuổi, nam nhi Sparta đã phải rời nhà đi học trường quân đội, tới 20 tuổi mới tốt nghiệp và 30 tuổi mới là công dân chính thức. Nhiều người thường ở lại doanh trại làm nghề binh. Do khỏe khoắn, rắn rỏi người Sparta đánh đâu thắng đấy. Nhưng vì họ không có thói quen chép sử, nên phần lớn những gì ta biết về họ đều không được chứng thực. Và trong trường hợp này cũng rất có thể người ta đã tự hư cấu, dựng lên hình tượng về một nhà lãnh đạo kiệt xuất để giới thiệu về nền văn hóa độc đáo.

 

Thủy Trường (Sưu tầm và biên dịch)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy