Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2025
12:27 (GMT +7)
BÀN TRÒN VĂN CHƯƠNG

Cùng nhìn lại hành trình 50 năm

LTS: Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, năm 2025, cả nước sẽ tiến hành “Tổng kết 50 năm nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”.

Trong chuỗi hoạt động đó, cuối năm 2024, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thành công Tọa đàm khoa học “Nhận diện thành tựu sáng tác của các thế hệ văn nghệ sĩ chiến sĩ tỉnh Thái Nguyên” với những đánh giá sâu sắc, toàn diện để chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ giải pháp phát triển trong giai đoạn mới.

Trong số này, BBT tiếp tục giới thiệu đến độc giả cuộc trao đổi giữa nhà văn Hồ Thủy Giang, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên – cây bút Văn xuôi hàng đầu của tỉnh, với nhà nghiên cứu – PGS. TS Trần Thị Việt Trung, Chi hội trưởng Chi hội Lý luận Phê bình; nhà văn Phan Thái – Chi hội trưởng Chi hội Văn xuôi; họa sĩ Nguyễn Gia Bảy – Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật; NSƯT Nguyễn Mai Thanh – Chi hội trưởng Chi hội Múa về những vấn đề chuyên môn, để độc giả có thêm góc nhìn về những thành tựu của các văn nghệ sĩ Thái Nguyên, đồng thời qua đó có thể nhận ra những tồn tại và hướng khắc phục để tạo đà cho những bước phát triển của nền văn học nghệ thuật Thái Nguyên sau này.

Trân trọng kính mời độc giả cùng theo dõi.                                

Nhà văn Hồ Thủy Giang
Nhà văn Hồ Thủy Giang

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Thưa anh Phan Thái, nếu ta làm một cuộc "điểm danh" về đội ngũ những người viết văn xuôi ở Thái Nguyên trong vòng 50 năm qua, thì tên tuổi đầu tiên chắc chắn phải là Vi Hồng. Anh có thể đánh giá sơ bộ về nhà Văn Vi Hồng? Điều đáng nói hơn, anh có suy nghĩ gì về sự ảnh hưởng của Vi Hồng đối với các nhà văn lớp sau ở vùng Việt Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng, đặc biệt là với các nhà văn viết về miền núi và dân tộc như Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Ma Trường Nguyên, Bùi Thị Như Lan?

Nhà văn Phan Thái
Nhà văn Phan Thái

Nhà văn Phan Thái: Vi Hồng là một nhà văn lớn. Ông bắt đầu cầm bút từ cuối thập niên 60 (thế kỷ XX), nhưng những tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn hầu hết được ra đời trong khoảng thời gian từ 1975 đến khi ông mất (1997). Sự nghiệp văn xuôi của Vi Hồng rất đồ sộ, khoảng 20 cuốn tiểu thuyết, không kể các tập truyện ngắn, tạp văn… Ông đoạt nhiều giải thưởng, tiêu biểu nhất là giải thưởng Nhà nước vào năm 2012. Có thể nói, Vi Hồng là niềm tự hào của văn chương Thái Nguyên. Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cùng nhiều giải thưởng của trung ương, địa phương, là sự ghi nhận cao nhất dành cho ông.

Từ nhỏ, tôi đã rất thích đọc các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng. Một đời cần mẫn sáng tác, ông đã tạo cho mình một phong cách riêng. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình nghệ thuật được xây dựng bởi ngôn từ, hình tượng nghệ thuật và cảm xúc của tác giả. Văn chương của ông mang phong vị dân gian Tày, Nùng, thể hiện suy nghĩ, hành động và khát vọng của đồng bào miền núi.

  Tôi nghĩ, sự ảnh hưởng của Vi Hồng đối với các nhà văn lớp sau ở vùng Vịệt Bắc và Thái Nguyên khá lớn. Một số nhà văn như Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Ma Trường Nguyên, Bùi Thị Như Lan, tôi cho rằng đó là sự tiếp nối đáng trân trọng, bởi mỗi người đều tạo nên một sắc thái riêng khá ấn tượng trong nhiều tác phẩm và ghi dấu ấn trên văn đàn trong các tác phẩm viết về dân tộc và miền núi.

Nhà văn H Thy Giang: Thưa PGS. TS Trần Thị Việt Trung! Theo s hiu biết ca tôi thì khong t 1975 đến cui thế k XX, Thái Nguyên chưa có nhiu tác gi phê bình văn hc. Chưa có hi viên Hi Nhà văn Vit Nam chuyên ngành này. Có l đó cũng là tình hình chung ca nhiu địa phương trong thi k đó. Phi đến tn nhng năm đầu thế k XXI, tnh ta mi bt đầu xut hin nhng nhà lí lun phê bình (LLPB) "có tiếng nói" trong gii LLPB toàn quc, vi các tên tui như Trn Th Vit Trung, Cao Hng, Nguyn Đức Hnh ch có đồng tình vi nhn định này không và xin ch cho biết rõ hơn v đội ngũ LLPB Thái Nguyên hin ti?

PGS. TS Trần Thị Việt Trung
PGS. TS Trần Thị Việt Trung

PGS. TS Trn Th Vit Trung: Vâng, đúng là như vậy. Mặc dù, Thái Nguyên là một trung tâm Văn hoá, Văn học, Nghệ thuật của Khu vực Việt Bắc, nơi “đóng đô” của Hội Văn nghệ Việt Bắc (trước năm 1975); nơi hội tụ khá đông đảo những văn nghệ sĩ của cả khu vực nhưng phải tới những năm cuối của thế kỉ XX (từ những năm 1995 - 1999), mới xuất hiện một nhà nghiên cứu, lí luận, phê bình (NCLLPB) có tính chuyên nghiệp thực sự! Đó là nhà NCLLPB Văn học Lâm Tiến, người dân tộc Nùng, nguyên là cán bộ giảng dạy Trường Đại học Việt Bắc. Ông chuyên tâm nghiên cứu, phê bình (NCPB) văn học dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam nói chung, văn học Thái Nguyên nói riêng. Ông đã xuất bản 4 cuốn sách NCLLPB văn học và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997. Bên cạnh đó là một số công trình NCPB văn học kháng chiến của Nhà giáo Vũ Châu Quán, Nguyễn Huy Quát (xuất bản năm 1990, 1995, 1997…). Đặc biệt, các công trình NCPB văn học của các tác giả này đã được đông đảo bạn đọc của cả nước nói chung, Thái Nguyên nói riêng đón nhận một cách trân trọng (bởi tính chất lịch sử, tính chất khu vực dân tộc và miền núi).

Những tác phẩm NCLLPB văn học này cũng đã nhận được những Giải thưởng quan trọng như: Giải thưởng của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng của Hội VHNT các DTTS Việt Nam, Giải thưởng 5 năm về VHNT của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỉ 21, LLPB văn học Thái Nguyên mới có một đội ngũ thực sự khá đông đảo và có tính chuyên nghiệp. Đó là những nhà LLPB có trình độ học thuật cao; các nhà văn, nhà thơ vừa sáng tác vừa viết NCPBVH... Trong khoảng 25 năm (từ 2000 tới nay), Chi hội LLPB Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thái Nguyên hoạt động khá tích cực, đạt được những thành tựu đáng kể như: xuất bản hàng trăm đầu sách (riêng và chung), đăng tải hàng ngàn bài viết trên các báo, tạp chí trong toàn quốc và nước ngoài; tham gia hàng trăm cuộc hội thảo khoa học về VHNT của tỉnh, của quốc gia, quốc tế.

Hiện nay, đội ngũ các nhà NCLLPB Thái Nguyên khá đông đảo và khá mạnh so với các hội VHNT các tỉnh trong toàn quốc với hàng chục TS, PGS và nhiều Thạc sĩ văn chương; với nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo... trên địa bàn tỉnh nhiệt tình tham gia công tác NC, LLPB VHNT. Tôi rất tin tưởng và kì vọng về đội ngũ LLPB này.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Thưa họa sĩ Nguyễn Gia Bảy! M thut Thái Nguyên có truyn thng khá lâu năm. Các tác gi như Vi Kiến Minh, Đỗ T, Lê Như Hnh, đã làm nên tên tui và làm tròn s mnh ca mình t thi Vit Bc. Tiếp theo là nhng Ha T Hoài, Dương Th Ni, Đặng C, Tun Vinh, Thế Hòa, Nguyn Gia By, Lê Quang Thái và sau đó là nhng ha sĩ tr như Nguyn Lc, Dương Văn Chung, Nguyn Th Thành Có th nói, qua 50 năm hot động sáng to, Thái Nguyên đã hình thành mt đội ngũ họa sĩ khá hùng hu. Anh có th cho độc gi rõ thêm v nhng thành tu ca các thế h ha sĩ trong Chi hi M thut?

Họa sĩ Nguyễn Gia Bảy
Họa sĩ Nguyễn Gia Bảy

Ha sĩ Nguyn Gia By: Gần 40 năm (từ ngày thành lập), Chi hội Mỹ thuật từng bước phát triển, đội ngũ hội viên khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhắc về các thế hệ Chi hội trưởng, phải kể đến đầu tiên là cố nữ họa sĩ Dương Thị Nội (nhiệm kỳ 1987 – 1992) - người tạo nền móng cho các hoạt động mỹ thuật đầu tiên, cũng là người có công không nhỏ trong việc phát triển hội viên những ngày đầu thành lập; thứ hai là họa sĩ Nguyễn Văn Chính (nhiệm kỳ 1992 – 1995) trầm tư và kỹ càng - vui tính mà triết lý - bao dung; thứ ba là họa sĩ Đặng Cử (nhiệm kỳ 1995 – 1997) dí dỏm và hài hước; thứ tư là họa sĩ Trần Tuấn Vinh (nhiệm kỳ 1997 - 2004) thông minh - linh hoạt - thành đạt và đa tài gây ấn tượng nhiều đến đồng nghiệp; kế tiếp là họa sĩ Nguyễn Thế Hòa (nhiệm kỳ 2004 – 2013) dày dạn, kinh nghiệm với ngót 10 năm làm Chi hội trưởng; và từ năm 2013 đến nay là họa sĩ Nguyễn Gia Bảy hai nhiệm kỳ cùng với 28 họa sĩ luôn mong mỏi một tương lai tốt đẹp hơn cho mỹ thuật tỉnh nhà. 

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Ồ, thật thú vị! xin phép trở lại với câu chuyện galery ở phần sau.

Thưa NSƯT Mai Thanh, Chi hi Múa ca Hi VHNT tnh Thái Nguyên đã nhiu năm hot động hơi trm lng (do nhiu nguyên nhân khách quan và ch quan), nhưng khong vài năm tr li đây đã "hi sc" tr li. S tham gia vào các chương trình nghệ thuật HOA NÚI do Hội VHNT tổ chức hàng năm là mt minh chng. Có mt đánh giá chung là các tác gi và tác phm múa Thái Nguyên so vi nhiu tnh bn là rt ni tri. Các NSND Lê Khình, các NSƯT Vương Thào, Ngô Đình Thành, Nguyn Th Hng, Hoàng Thin Thc, Mai Thanh là nhng tên tui trong làng múa Vit Nam. Xin ch cho biết rõ hơn v phong trào múa ca Thái Nguyên trong nhng năm gn đây?

 NSƯT Mai Thanh
NSƯT Mai Thanh

NSƯT Mai Thanh: Như anh nói, những năm trở lại đây Chi hội Múa của Hội VHNT Thái Nguyên đã "hồi sức" trở lại. Bởi lẽ, bên cạnh những biên đạo múa của Thái Nguyên đã có tên tuổi trong làng múa Việt Nam thì hiện nay còn có đội ngũ tác giả biên đạo trẻ rất nhiệt huyết, yêu nghề, chiụ tìm tòi, sáng tạo và có trách nhiệm cao với nghề. Đặc biệt là đang vào thời kỳ của thông tin, khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu hoá trên các mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, đã và mở ra những cơ hội và thách thức mới. Các biên đạo trẻ của Thái Nguyên những năm gần đây rất năng động trong sáng tạo, mỗi cá nhân đã tìm cho mình những bước đi, hướng đi mới, những xu hướng sáng tác để thích ứng và phát triển. Họ suy nghĩ, tìm tòi cái mới trong sáng tạo để những tác phẩm múa mang tính tư tưởng, thẩm mỹ và giáo dục cao, thể hiện được hơi thở, nhịp sống của ngày hôm nay. Có như vậy, nghệ thuật múa mới tồn tại và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng trong thời đại mới.

  Sự ra đời của chương trình "Hoa núi" trong các năm qua, là một sân chơi vô cùng thu hút chúng tôi. Nếu tôi không nhầm thì chỉ ở Thái Nguyên mới có "Hoa núi”, Đây là một sự quan tâm đặc biệt của tỉnh và Hội Văn học Nghệ thuật đã tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ, các tác giả được thoả sức sáng tạo và được tôn vinh. Các tác giả, các biên đạo múa trẻ như nghệ sĩ Tú Nam, Công Phương, Bích Ngọc, Thanh Mai, đã góp phần làm "hồi sức" lại phong trào múa ở Thái Nguyên. Bên cạnh sân chơi "Hoa núi", các biên đạo múa trẻ của Thái Nguyên cũng sáng tác nhiều tác phẩm múa tham gia dự thi tác phẩm múa toàn quốc do Hội nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức, cũng như các cuộc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc do Bộ Văn hoá tổ chức và đã đoạt giải cao. Vì lẽ đó, Chi hội múa - Hội VHNT Thái Nguyên được đánh giá chung là rất nổi trội so với nhiều tỉnh bạn.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Cảm ơn nghệ sĩ Mai Thanh với những thông tin thú vị trên.

Xin được trở lại với văn xuôi. Theo như nhn định ca nhiu nhà phê bình thì văn xuôi Thái Nguyên trong nhng thp niên cui ca thế k XX (1975 - 1999) khá ni tri vi mt đội ngũ tác gi tiêu biu như Vi Hng, Xuân Cang, Trnh Thanh Sơn, H Thy Giang, Nguyn Đức Thin, Chu Hng Hi, vi nhiu gii thưởng trên toàn quc và khu vc như Báo Văn ngh (Hi Nhà văn Vit Nam), Tp chí Văn ngh Quân đội, B Giáo dc và Đào to, Tp chí Văn ngh Vit Bc Nhưng đến đầu thế k XXI thì phong trào sáng tác văn xuôi Thái Nguyên tr nên tĩnh lng, ch tp trung vào mt, hai tác gi truyn ngn còn gi được phong độ. Cho đến tn khong vài năm đầu ca thp niên 10, thế k XXI, tình hình sáng tác văn xuôi mi được khi động li. Bt đầu t tiu thuyết "Bão rng" (năm 2012) ca nhà văn Phm Đức và "Cơm áo ch đời" (năm 2013) ca nhà văn Phan Thái và đặc bit là t s xut hin khá đều đặn ca hàng lot các tên tui như Bùi Thị Như Lan, Nguyn Văn, Lê Thế Thành, Phm Quý, Minh Hng, Bùi Nht Lai, Đào Nguyên Hi, Phm Đức Hùng, Hoàng Th Hin, Trn Th Nhung, Trinh Nguyên, Tiết Minh Hà, C Th Thơm, H Qunh Châu Phi nói, đây là mt đội ngũ đông đảo đã làm nên din mo văn xuôi trong tnh. Anh có đánh giá gì v đội ngũ văn xuôi Thái Nguyên hin nay?

Nhà văn Phan Thái: Thái Nguyên hiện có một đội ngũ văn xuôi khá đông đảo, dồi dào bút lực, đam mê sáng tác. Hầu hết các tác giả đều có trình độ đại học, trên đại học, đã hoặc đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội… nên ở mỗi tác phẩm các hình tượng nghệ thuật được khắc họa sống động. Sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ với giọng điệu riêng đã mang đến làn gió mới cho đời sống văn xuôi Thái Nguyên. Nhiều tác giả có sự tìm tòi bứt phá, hình tượng văn học, ngôn ngữ được chắt lọc, có tính thẩm mỹ cao. Các tác phẩm đã phản ánh với góc nhìn đa chiều, nhân văn về mọi mặt đời sống xã hội trong một tâm thức mới, đầy tư duy sáng tạo. Tôi tin với sự tâm huyết và đam mê sáng tạo, đôi ngũ văn xuôi Thái Nguyên sẽ tiếp tục thành công với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật trong các mảng văn học theo đề tài và chủ đề khác nhau.

 Nhà văn Hồ Thủy Giang: T ch ch là con s không v tiu thuyết lch s nhưng trong vòng chưa đầy mười năm (1916 - 2024) các tác gi Thái Nguyên đã cho xut bn trên mt chc cun tiu thuyết lch s (thi phong kiến, chng Pháp, chng M). Vic viết v đề tài lch s, tuy đã có s thành công bước đầu nhưng so vi vùng đất giàu truyn thng lch s, văn hóa như Thái Nguyên thì đây thc s vn ch là s khi đầu. Thái Nguyên vn còn nhiu khong trng v đề tài này, đòi hi các nhà văn, đặc bit là các nhà văn tr đi sâu khai thác. Nhưng ch trông vào s gng công ca người viết là chưa đủ. Là mt người có nhiu tác phm v đề tài lch s Thái Nguyên, đồng thi là chi hi trưởng Chi hi Văn xuôi, xin anh nêu vài suy nghĩ v vn đề này, có th là nhng kiến ngh vi các cp có trách nhim v văn hóa văn ngh địa phương và trung ương?

Nhà văn Phan Thái: Thái Nguyên là mảnh đất anh hùng và văn hiến, giàu truyền thống cách mạng. Lịch sử Thái Nguyên được bồi lắng qua các địa tầng văn hóa và nối tiếp liên tục qua các giai đoạn với nhiều sự kiện, nhân vật có nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán của nhiều dân tộc anh em. Sáng tác về mảng đề tài lịch sử, người sáng tác phải dày công thâm nhập thực tế tìm hiểu tư liệu, nắm bắt cập nhật thông tin, phản ánh khách quan về nét đặc trưng riêng của văn hóa vật thể, phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc.

  Tôi mong muốn tỉnh có đề án sáng tác văn học về đề tài lịch sử, hoặc tổ chức các cuộc vận động sáng tác văn học chuyên đề về đất và người Thái Nguyên, tạo cảm hứng cho các tác giả có những tìm tòi sáng tác những tác phẩm chất lượng. Các tác giả cũng rất cần có sự hỗ trợ kinh phí thích hợp cho việc xuất bản, quảng bá tác phẩm tới công chúng, vì tiểu thuyết lịch sử sử khó có khả năng cạnh tranh với các loại sách đề tài khác. Về phát hành, thường tác giả chỉ được các nhà xuất bản trả sách bản quyền với số lượng rất hạn hẹp nên không có đủ sách gửi đến các cơ quan, nhà trường… là những nơi cần tuyên truyền, quảng bá. Nên chăng, tỉnh có giải pháp lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu tổ chức in ấn, phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức trên địa bàn.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Thưa họa sĩ Nguyễn Gia Bảy! Cũng như văn xuôi, trong sáng tác m thut thì vic tái hin lch s qu là công vic không h d dàng, không phi ai cũng đủ tâm huyết và kh năng để dn thân. Thái Nguyên là mnh đất có b dày lch s cách mng, cha đựng vô vàn đề tài hp dn và vic tái hin lch s thông qua ngôn ng ca hi ha chc chn là vic làm cn thiết và ý nghĩa. Anh cho biết, đó có phi là mt mnh ca m thut Thái Nguyên. Thi gian ti, anh có nhng d định gì cho cá nhân và chi hi ca mình?

Họa sĩ Nguyễn Gia Bảy: Câu hỏi này rất hay, đây là vấn đề mà tôi và các họa sĩ Thái Nguyên vẫn đau đáu suy nghĩ nhiều năm nay mà chưa làm được. Trong câu chuyện làm Gallery ở Thái Nguyên tôi đã đề cập đến vấn đề này. Tôi nghĩ, chắc chắn tới đây các họa sĩ sẽ tập trung vào khai thác sâu đề tài lịch sử, di tích đặc trưng vùng miền (Việt Bắc - Tây Bắc). 

  Sau hơn hai chục năm đổi mới, lượng thông tin thế giới đến với chúng ta từng giờ từng phút, nguyên vật liệu phục vụ cho sáng tạo của mỹ thuật khá đầy đủ và nhiều chủng loại, chất lượng khác nhau. Cơ hội có vậy thì cái còn lại, thiết nghĩ chính là sự đam mê và sức sáng tạo của họa sĩ đến đâu mà thôi. Mỹ thuật Thái Nguyên đã có giai đoạn chững lại, vắng bóng những đỉnh cao hội họa, đồ họa, đặc biệt là mảng lý luận phê bình mỹ thuật. Đối với điêu khắc đã từng có đỉnh cao là nhà điêu khắc Hứa Tử Hoài (1942 – 2008), nhưng từ khi ông qua đời thì không còn người kế tục.

  Đương thời, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Trần Khánh Chương đã nhắc nhiều đến Thái Nguyên – cái nôi của nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ thành danh ở đây như nhà điêu khắc Hứa Tử Hoài. Nghĩ về chặng đường 37 năm (1987 - 2024) phát triển của Chi hội Mỹ thuật Thái Nguyên tuy chưa dài nhưng cũng đủ để các họa sĩ có thời gian trải nghiệm, kế thừa và phát huy truyền thống Mỹ thuật Thái Nguyên trong những năm qua. Thiết nghĩ, Mỹ thuật Thái Nguyên đang có đà, do vậy các họa sĩ cần năng động hơn, bứt phá hơn, tích cực – sáng tạo hơn nữa để có thêm những tác phẩm lớn, gắn liền với đời sống văn hóa địa phương và cả nước, thì khi đó “vườn hoa” nghệ thuật Thái Nguyên sẽ đa sắc màu, đáp ứng được công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay.

  Hiện tại Thái Nguyên chưa có chỗ dành riêng cho triển lãm tranh, giao lưu nghệ thuật… Thiết nghĩ với tinh thần nghị quyết số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, một ngày không xa nữa công chúng Thái Nguyên cũng như khách thập phương đến với Thái Nguyên sẽ được hưởng thụ một không gian triển lãm chính quy với những tác phẩm mỹ thuật chất lượng cao về nội dung và giá trị nghệ thuật.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Vậy thưa chị Trần Thị Việt Trung! Khong mười lăm năm tr li đây, đội ngũ LLPB Thái Nguyên đã có s phát trin c v đội ngũ và tác phm, vượt xa nhiu tnh bn. Đó là điu có th khng định. Trong nhiu năm qua, đã có mt s tác gi văn xuôi và thơ Thái Nguyên tr thành đề tài trong các lun văn thc sĩ. Đấy chính là nh s quan tâm ca các nhà LLPB trong các trường đại hc. Nhưng tôi nghĩ, vi đội ngũ cm bút như tnh ta, nếu được s quan tâm hơn na ca các nhà LLPB thông qua nhng bài viết trên báo chí trung ương thì có l văn chương Thái Nguyên s được lan truyn rng rãi hơn. Ch nghĩ sao v điu này?

PGS. TS Trần Thị Việt Trung: Như trên tôi đã nói: khoảng 20 năm trở lại đây, đội ngũ các nhà LLPB Thái Nguyên đã có sự phát triển khá mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. Điều đó khẳng định: “sự tự ý thức về văn học” của Thái Nguyên đã ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn. Có nhiều nhà LLPB “xuất thân" từ các trường đại học, các viện nghiên cứu… nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Họ rất gắn bó, yêu quý, am hiểu về đất và người, về đời sống văn hoá, văn học Thái Nguyên. Chính vì vậy, ngoài những bài viết, những công trình NCPB của họ về văn học Thái Nguyên nói chung, về các tác giả, tác phẩm văn học Thái Nguyên nói riêng, họ đã rất có ý thức trong việc xây dựng và hướng dẫn các đề tài luận văn, luận án đại học và sau đại học nghiên cứu về tác giả, tác phẩm văn học Thái Nguyên!

Đã có khoảng 30 đề tài luận văn, luận án tập trung nghiên cứu về các tác giả văn xuôi, thơ và NCLLPB của Thái Nguyên trong những năm qua. Đó là các tác giả tiêu biểu của văn học Thái Nguyên như: Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Lâm Tiến, Hồ Thuỷ Giang, Bùi Thị Như Lan, Phan Thái, Nguyễn Thuý Quỳnh, Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà.... Cũng từ chính các nghiên cứu này, có nhiều bài viết về các tác giả văn học Thái Nguyên được hình thành, được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí trung ương và địa phương. Đây là một cách giới thiệu, là một sự sự lan tỏa về văn học Thái Nguyên tới mọi miền của Tổ quốc rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, đề xuất của anh rất đúng: Tới đây, các nhà LLPB cần phải quan tâm hơn nữa, bằng những bài giới thiệu, phê bình về các nhà văn trong tỉnh trên báo chí trung ương thì có lẽ văn chương Thái Nguyên sẽ được lan truyền rộng rãi hơn.

 Nhà văn Hồ Thủy Giang: Mt s, tuy không nhiu, tác gi Thái Nguyên trong sáng tác ca h đã có s cách tân, ví như trong tiu thuyết và truyn ngn ca Phan Thái, Nguyn Đức Hnh đã có s th nghim khuynh hướng kinh d và hin thc huyn o (châu M la tinh). Vi s mng là người đồng hành cùng các tác gi và bn đọc, các nhà phê bình Thái Nguyên đã có s khai m gì để h có th viết tt hơn, đọc tt hơn đối vi các tác tác phm mà h đã và s viết, đã và s đọc?

PGS. TS Trần Thị Việt Trung: Thời gian gần đây, một số nhà văn, nhà thơ của Thái Nguyên đã có sự đổi mới, cách tân khá rõ rệt về thi pháp (ở cả lĩnh vực văn xuôi và thơ ca). Điều đó đã mang lại một màu sắc mới, một sức sống mới cho văn chương Thái Nguyên những năm 20 của thế kỉ 21. Đó là những truyện ngắn đậm màu huyền ảo của Nguyễn Đức Hạnh; những tiểu thuyết vừa mang màu sắc huyền thoại vừa mang tính hiện thực của Phan Thái, Hồ Thuỷ Giang; những bài thơ mới, đậm “chất đương đại" của Võ Sa Hà, Nguyễn Thuý Quỳnh, Cao Hồng; đặc biệt là những trang văn những bài thơ mới lạ, mang màu sắc “hậu hiện đại” của cây bút trẻ Nguyễn Nhật Huy... đã tạo nên những ý kiến khác nhau về những tác phẩm này.

Với tư cách là người thẩm bình, đánh giá và định hướng phát triển cho văn chương - những nhà LLPB cần phải phân tích, đánh giá, giải mã “những tín hiệu nghệ thuật", chỉ ra những đổi mới, những sáng tạo nghệ thuật (do chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng, các trường phái văn học đương đại và hậu hiện đại của Phương Tây…) của các cây bút Thái Nguyên trong các sáng tác cụ thể của họ. Để làm được điều này, các nhà LLPB cần phải được trang bị và nắm vững kiến thức cơ bản về lí thuyết, lí luận VH (hiện đại và hậu hiện đại); phải có khả năng thẩm thấu, đánh giá các giá trị mới của văn chương... Từ đó, góp phần hướng dẫn dư luận độc giả khi họ tiếp cận các tác phẩm mới lạ đó! Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm của người làm LLPB hiện nay.

 Nhà văn Hồ Thủy Giang: Thưa họa sĩ Nguyễn Gia Bảy. Xin anh cho biết mt vài tác gi Thái Nguyên mà theo s đánh giá ca anh là có nh hưởng nht định trong gii m thut ca khu vc và toàn quc?

Họa sĩ Nguyễn Gia Bảy: Theo tôi họa sĩ Thái Nguyên có một số tác giả đã có phong cách riêng, có thủ pháp nghệ thuật khác biệt. Còn khẳng định có sự ảnh hưởng đến khu vực hoặc toàn quốc hay không thì chưa dám chắc chắn. Tuy nhiên, Thái Nguyên đã có một số họa sĩ nổi trội, đơn cử như họa sĩ - nhà giáo Dương Văn Chung, về bút pháp cũng như lối diễn tả hay bố cục hình tượng… đã ảnh hưởng rất lớn đến các lớp học trò thế hệ sau.

Mấy năm trở lại đây, các họa sĩ Thái Nguyên luôn tích cực tìm tòi chất liệu, phong cách riêng cho mình. Không ngừng sáng tạo, khai thác đề tài ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Thái Nguyên cũng như khu vực Tây Bắc - Việt Bắc. Tập trung nhất vẫn là chất liệu sơn dầu, acrylic, lụa và khắc gỗ.

 Nhà văn Hồ Thủy Giang: Trở lại với văn học. Thưa anh Phan Thái, khoảng mười năm trở lại đây, nhiều tác giả văn xuôi Thái Nguyên đã có cố gắng đổi mới trong thi pháp. Ví như, khuynh hướng kinh dị, huyền ảo đã xuất hiện trong các truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Đức Hạnh, Phan Thái… Anh có đánh giá gì về hiện tượng này?

Nhà văn Phan Thái: Đối với người sáng tác văn học, tiếp cận mọi khuynh hướng sáng tác là một xu thế tất yếu. Đổi mới bút pháp, thi pháp trong sáng tác văn học nói nôm na là đổi mới cách viết, cách thể hiện, đổi mới chính mình. Theo tôi, đổi mới không có nghĩa là phá bỏ. Đổi mới vẫn rất nên bắt đầu từ truyền thống. Gần đây, một số truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Đức Hạnh đã ứng dụng khá thành công khuynh hướng huyền ảo trong tác phẩm của mình, có lẽ là do anh đã không bị lai căng trong đổi mới như một vài tác giả khác. Trong cuốn "Linh khí", tôi cũng cố gắng đi theo lối viết ấy, và hy vọng được mọi người đón nhận.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Thưa chị Trần Thị Việt Trung. Ti đây ch có d định gì cho s phát trin phong trào LLPB Chi hi ca mình?

PGS. TS Trần Thị Việt Trung: Tôi nghĩ, để đẩy mạnh công tác LLPB trong thời gian tới, rất cần tổ chức các Hội thảo khoa học (cho các Nhà LLPB lên tiếng), tổ chức giới thiệu sách mới; giới thiệu, bình luận các tác phẩm mới trên trang Tạp chí VNTN; tham gia thẩm định tác phẩm xét đầu tư sáng tác; tham gia thẩm định, chấm giải tác phẩm VHNT... Và trước mắt, các nhà LLPB VHNT cần phải tích cực và có trách nhiệm cao trong việc tham gia thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh (do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì: “Nghiên cứu, đánh giá công tác LLPB văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên 50 năm sau ngày đất nước thống nhất và những định hướng phát triển trong thời gian tới"). Từ đó, có những căn cứ về lí luận và thực tiễn để góp phần xây dựng khung tiêu chí hỗ trợ xét chọn tác phẩm VHNT một cách đúng đắn, chính xác và khoa học! Đó chính là những dự định, những kế hoạch, cũng như những “tham vọng" của tôi trong hoạt động của Chi hội LLPB trong thời gian tới.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Thưa chị Mai Thanh! Theo tôi hiu thì s tìm tòi và phát trin các điu dân vũ, đặc bit là ca các dân tc ít người đã góp mt phn quan trng để các ngh sĩ múa Thái Nguyên làm nên "gương mt" ca chính mình. Nếu hiu biết sâu sc và biết sáng to t dân ca, dân vũ thì các ngh sĩ tài năng s có th thp sáng và đưa văn hóa ca dân tc mình ra tm quc gia, quc tế. Trên thc tế, mt s ngh sĩ múa Thái Nguyên đã có thành công bước đầu trong công vic này. Theo ch thì múa Thái Nguyên có nên theo hướng đi này không?

NSƯT Mai Thanh: Như chúng ta đã biết, nghệ thuật nào cũng cần gốc rễ, múa chuyên nghiệp cũng vậy, dấu ấn thành công đều có nguồn cội từ múa dân gian dân tộc. Múa dân gian là cái gốc, điệu dân vũ, đặc biệt là của các dân tộc ít người đã góp một phần làm hạt giống để gieo trồng nên những tác phẩm nghệ thuật, là hướng đi chủ đạo để phát triển nghệ thuật múa Việt Nam nói chung, nghệ thuật múa ở Thái Nguyên nói riêng. Một số nghệ sĩ múa ở Thái Nguyên đã có thành công bước đầu trong công việc này và không ít tác phẩm đã có mặt tại các sân khấu, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc.

  Trước bối cảnh toàn cầu hóa nghệ thuật múa, nhất là múa hiện đại, phát triển vô cùng mạnh mẽ, nếu chúng ta không kịp thời gìn giữ và tôn vinh múa dân gian của các dân tộc thiểu số thì nó sẽ rất dễ bị mai một đi. Trong một thế giới phẳng như hiện nay, các nền văn hóa trên thế giới dễ dàng tràn vào trong nước bằng nhiều con đường và nhiều hình thức, chưa cần nói đến sự thay đổi về thị hiếu thưởng thức các loại hình văn hóa dưới sự tác động của toàn cầu hóa thì việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật múa truyền thống là rất khó khăn cho những nhà nghiên cứu, biên đạo trong quá trình đi tìm bản sắc nghệ thuật múa dân tộc. Nói đến bản sắc dân tộc là nói đến những điệu múa của những tộc người hiện nay trên đất nước ta, kết tinh từ nền văn hóa truyền thống lâu đời mà những giá trị nghệ thuật vẫn còn nguyên vẹn. Múa dân gian dân tộc hôm nay là niềm trăn trở khôn nguôi của người trong cuộc, nhất là những người có tâm huyết. Múa dân tộc không chỉ còn là của riêng một dân tộc, riêng một vùng miền, một khu vực mà múa dân tộc còn là của cả quốc gia, mỗi chúng ta, những người làm nghề bao giờ cũng nghĩ đến ý nghĩa của những điệu múa dân gian dân tộc và làm thế nào để không mất đi một di sản nghệ thuật mà cha ông ta đã gìn giữ bấy lâu nay.

Cùng nhìn lại hành trình 50 năm

Tọa đàm khoa học "Nhận diện thành tựu sáng tác của các văn nghệ sĩ - chiến sĩ Thái Nguyên" do Hội VHNT tỉnh tổ chức đầu tháng 12/2024. Ảnh: Kim Ngân

 

  Là Chi hội trưởng Chi hội Múa Thái Nguyên, tôi luôn cùng trao đổi với nhiều đồng nghiệp là phải tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm được đào tạo, được giảng dạy, biểu diễn, sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa dân tộc. Song chúng ta cũng cần tiếp thu tinh hoa nghệ thuật múa thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến, phương pháp kết cấu xây dựng những tác phẩm múa phải hiện đại nhưng không rời xa bản sắc dân tộc. Đó là một định hướng hết sức khoa học mang tính chân lý khách quan. Ðó là một sự tiếp thu tinh hoa đa dạng nhiều mặt vô cùng phức tạp của một thế giới đầy biến động trong xu thế toàn cầu hóa. Nó đòi hỏi mỗi văn nghệ sĩ, mỗi biên đạo phải có trách nhiệm cùng với bản lĩnh vững vàng, vốn kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm phong phú về nghề nghiệp, lòng tự trọng dân tộc cao, tự làm chủ được mình để không bị lạc hướng, tìm được, học được những "tuyệt chiêu" phục vụ việc nâng cao và phát triển nghệ thuật múa dân tộc. Để sáng tác tác phẩm múa phải mang hơi thở, phong cách hiện đại nhưng không được rời xa bản sắc dân tộc.

  Yếu tố văn hóa dân tộc phải được giữ nguyên vẹn trong hơi thở của thời đại và diện mạo của nghệ thuật múa cũng vậy. Do đó nghệ thuật múa Thái Nguyên nói riêng, nghệ thuật múa Việt Nam nói chung cần xác định múa dân gian dân tộc hiện nay rất cần được chăm lo đến nơi đến chốn bằng tình yêu của mỗi cá nhân, mỗi nghệ sĩ, phải được phổ biến thường xuyên và rộng rãi.

Nhà văn Hồ Thủy Giang: Xin cảm ơn các anh chị đã dành thời gian trao đổi với tôi những thông tin bổ ích này. Xin cảm ơn độc giả đã theo dõi. Nhân dịp năm mới, kính chúc tất cả qúy vị luôn dồi dào sức khỏe và tìm thấy nhiều niền vui trong cuộc sống.

Hồ Thủy Giang (thực hiện)

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy