Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024
02:45 (GMT +7)

Mời đọc Văn nghệ Thái Nguyên số 13, ra ngày 10/7/2021

VNTN - Mở đầu Văn nghệ Thái Nguyên số này là mục Vấn đề cùng quan tâm với bài viết của tác giả Quyên GAVOYE chia sẻ niềm vui của người dân Pháp khi dần lấy lại nhịp sống bình thường với những biện pháp chống dịch cơ bản - kết quả của cuộc cách mạng vaccin chống COVID-19.

Cùng với đó là bài viết của tác giả Vũ Trung Kiên trước những ý kiến khác nhau về vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu liên quan, bước đầu đưa ra những nhận xét về việc ai là Trạng nguyên đầu tiên của nước ta.

Tiếp đó, chuyên mục Truyện ngắn đặc sắc sẽ đưa độc giả đến với Ngôi nhà xưa bên suối - một trong những truyện ngắn được nhà văn Cao Duy Sơn viết ra từ kỷ niệm buồn, “nhưng là nỗi buồn không bi lụy, hiu hiu như gió thu ngang qua vùng ký ức, gợi ngày xưa về…”. Trên cái nền truyền thống, tác phẩm với cách kể chuyện khơi mở khiến người đọc đau đớn, buồn, vui theo tác giả, ranh giới giữa nguyên mẫu và nhân vật trong tác phẩm dường như bị xóa nhòa, nhường chỗ cho hình tượng “ngôi nhà xưa bên suối” - tuy không mang tầm vóc hiện đại, nhưng bền vững và đậm tình thương yêu, ân nghĩa.

Mục Sáng tác văn học là truyện ngắn Chị dâu của Phạm Quý; tản văn Thành thật với chính mình của Mai Đình; thơ của các tác giả: Trần Ngọc Mỹ, Đỗ Văn Luyến, Vũ Hoàng Nam, Bạch Văn Tín.

Với giọng điệu nhẹ nhàng mà thủ thỉ như ngồi ôn lại ký ức xưa, Chị dâu dựng lên chân dung một người phụ nữ quyết liệt trong cả suy nghĩ lẫn hành động, dám nghĩ, dám làm, dám hành động để đổi thay cuộc đời mình và những người xung quanh.

Mảng thơ kỳ này, bên cạnh những sáng tác của nhiều tác giả còn giới thiệu tới bạn đọc bài thơ “Em phơi nỗi buồn trên bậu cửa” của tác giả Thái Thuận Minh qua lời bình của Cao Thị Hồng - một bài thơ chân thành nói lên tận cùng những cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình (cũng có thể là của nhiều phụ nữ khác) trước bi kịch cuộc sống và tình yêu.

Mục Nghiên cứu - Trao đổi tiếp tục là những bài viết luận bàn về vấn đề văn chương. Tác giả Hoàng Đăng Khoa với Người viết trẻ tự vẽ những đường bay đã bày tỏ nhận định: những người viết trẻ với sức trẻ, lập trường cái mới cái khác, tín hiệu chuyển dịch của ý thức tư duy văn chương thời đại... đã tự vẽ cho mình những “đường bay” riêng. Cùng với đó, tác giả Hồ Thủy Giang qua “Gió thì thầm” - những khúc hồi tưởng đa màu sắc giới thiệu tập thơ đầu tay của Lã Thị Thông - một tác giả trưởng thành từ phong trào thơ Thái Nguyên (thơ câu lạc bộ) song đã cho thấy dấu hiệu của một tâm hồn thơ chứa chan cảm xúc, lãng mạn, nồng nhiệt với quê hương và đặc biệt là sự khơi gợi những hồi tưởng.

Thói quen vô trách nhiệm, làm giả và dùng của giả, cùng tư tưởng dùng “của chùa” và vấn nạn “cả làng đạo nhái”... là những điều cót lõi khiến vấn đề bảo vệ bản quyền nhiếp ảnh tại Việt Nam trở nên khó khăn; Cách những tù nhân có thể đem âm nhạc vào sau song sắt với mình để qua đó họ có thêm hy vọng và động lực hoàn lương - là những nội dung đáng chú ý của mục Nghệ thuật số này.

Mục Bút ký - Phóng sự là hai bài viết Khổ chiến trên trận tuyến chống ma túy của tác giả Bích Hồng và Du ngoạn check in - những khoảnh khắc vi diệu của tác giả Phan Thái.

Khổ chiến trên trận tuyến chống ma túy tái hiện lại hai chuyên án xuất sắc của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) - Công an tỉnh Thái Nguyên, qua đó phản ánh tinh thần sẵn sàng dấn thân, mưu trí, bản lĩnh của các cán bộ, chiến sĩ PC04 vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Du ngoạn check in - những khoảnh khắc vi diệu – bài viết đầu tiên mở màn cho Cuộc thi Bút ký – Phóng sự trên Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên vừa được phát động ngày 21/6 vừa qua. Thông qua góc nhìn tinh tế của nhà văn, độc giả sẽ có thêm cơ hội trải nghiệm, mang lại những điều thú vị trong mỗi khoảnh khắc cuộc đời.

Trân trọng mời quý vị cùng đón đọc.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988.827.920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.

(Ảnh trang bìa) 

Vấn đề cùng quan tâm

Pháp và cuộc cách mạng vaccin chống COVID-19 (Quyên GAVOYE)

Ai là Trạng nguyên đầu tiên của nước Việt? (Vũ Trung Kiên)

Truyện ngắn đặc sắc

Ngôi nhà xưa bên suối (Cao Duy Sơn)

Sáng tác văn học

Truyện ngắn

Chị dâu (Phạm Quý)

Thơ

Lựa chọn sinh tử; Những ngày không quên (Trần Ngọc Mỹ)

Hồ Núi Cốc (Đỗ Văn Luyến)

Một chấm xanh (Vũ Hoàng Nam)

Hạt lúa của mẹ; Ngã tư đèn đỏ (Bạch Văn Tín)

Thơ và lời bình

Em phơi nỗi buồn trên bậu cửa (Tác giả: Thái Thuận Minh; Bình thơ: Cao Thị Hồng)

Tản văn

Thành thật với chính mình (Mai Đình)

Bút ký - Phóng sự

Khổ chiến trên trận tuyến chống ma túy (Bích Hồng)

Du ngoạn check in - những khoảnh khắc vi diệu (Phan Thái)

Chuyện người chuyện ta

Thời Covid, nghĩ về người lao động nhập cư (Thái Văn)

Nghệ thuật

Bản quyền nhiếp ảnh và tật dùng “của chùa” (Kim Khoa)

Nốt nhạc sau song sắt (Lê Công Hội biên dịch và tổng hợp)

Ảnh nghệ thuật

Sen qua góc nhìn của nghệ sĩ Hoàng Thao và Trần Hải Hưng

Trung du xứ Trà (Đồng Đăng)

Văn hóa

Hình tượng thuồng luồng trong văn hóa truyền thống Tày Nùng (Nguyễn Văn Bách)

Nghiên cứu trao đổi

Người viết trẻ tự vẽ những đường bay (Hoàng Đăng Khoa)

“Gió thì thầm” - những khúc hồi tưởng đa màu sắc (Hồ Thủy Giang)

Văn học nước ngoài

Thơ dịch

Tôi vẫn trỗi dậy; Thiên thần; Bài thơ về cuộc diễu hành của hàng triệu người; Cảm xúc sớm mai (Tác giả: Maya Angelou (Mỹ); Dịch giả: Trương Thị Mai Hương)

Ý kiến bạn đọc

Nguy hiểm chực chờ từ những “quả bom di động” (Anh Triệu)

Thơ châm

Chống dịch như chống giặc! (Hồng Lam Sơn)

Nhập nhèm làm “từ thiện” (Lê Mạnh Huy)

Tranh biếm họa của Duy Liên

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy