“Thơ và công việc làm thơ”
VNTN- Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Chi hội Thơ (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên) vừa tổ chức vào sáng nay (22/4).
Chương trình diễn ra trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Buổi tọa đàm được diễn ra theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia giao lưu chia sẻ của các nhà thơ: Nguyễn Thúy Quỳnh, Võ Sa Hà, Nguyễn Hữu Bài, nhà Lý luận phê bình Nguyễn Đức Hạnh và đại diện các câu lạc bộ thơ và những người yêu thơ trên địa bàn tỉnh.
Nhà thơ Võ Sa Hà
Nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh
Với chủ đề được nêu ra, buổi Tọa đàm đã đem đến cái nhìn khá toàn diện về đời sống thơ Thái Nguyên cũng như mối tương quan giữa những người làm thơ Thái Nguyên với những người làm thơ trong cả nước; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thơ Thái Nguyên hôm nay có phần trầm lắng và chưa đạt ngưỡng chất lượng như mong đợi.
Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhà thơ Nguyễn Hữu Bài
Giao lưu, chia sẻ tại buổi Tọa đàm, các nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Hữu Bài, đã cắt nghĩa thế nào là thơ và thế nào là một bài thơ hay, lý giải sự khác nhau giữa quan niệm thẩm mĩ trong thơ đương đại so với quan niệm thẩm mĩ trong thơ giai đoạn 1945-1975 dưới góc độ của một nhà nghiên cứu lí luận, phê bình văn học; cách để nhận diện giữa thơ và cái gọi là “na ná thơ” cũng như việc làm thơ.
Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh chia sẻ về việc làm thơ
Cùng với đó, các khách mời đã cùng bàn về công việc làm thơ, chia sẻ nhiều nội dung giúp ích cho công việc của người viết như: Làm sao để có giọng điệu riêng cho thơ mình; quy trình sáng tạo và hoàn thiện một tác phẩm; làm thơ nên để cảm xúc hay lí trí dẫn dắt…
Các hội viên Chi hội Thơ tại buổi Tọa đàm
Nhiều ý kiến tâm huyết được trao đổi tại buổi Tọa đàm
Mặc dù rất nhiều ý kiến thẳng thắn được đưa ra song trên tinh thần cởi mở chân tình, cầu thị và xây dựng, buổi Tọa đàm được các thành viên Chi hội Thơ đánh giá rất bổ ích và phần nào giúp ích cho những làm thơ trong công việc sáng tác trong thời gian tới.
Kim Ngân
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...