Tấm vé tầu tết
Năm ngoái mua một vé tầu nằm chợ đen giá cao, cứ như mở cờ trong bụng, leo lên tầu về quê Trùng Khánh, nào ngờ chưa đặt ba lô đã bị người ta đuổi đi, giường đó đã có chủ. Vé trùng số chăng? Cảnh sát đường sắt đến giải quyết, kết quả vé tôi mua là vé giả. Tịch thu, phạt tiền, bán vé bổ sung ghế ngồi hoặc vé đứng cho đến ga cuối cùng là quá lắm rồi, nào ngờ đâu đơn giản thế.
Sau đó thầy hiệu trưởng có phê bình tôi là “đồ gàn”, mỡ treo mèo nhịn đói. Thầy nói, Đồ Biên Phong học sinh lớp cậu có bố là Trưởng phòng Sở cảnh sát đường sắt, bố Phòng Tiểu Như là Phó ban Tổ chức Thành ủy, chỉ cần nói một tiếng thì bao cả một toa tầu cũng được chứ mùi mẽ gì một tấm vé.
Năm nay lại sắp Tết rồi.
Sau buổi họp phụ huynh cuối cùng trước kì nghỉ đông, tôi quyết định ra ga xe lửa xếp hàng mua vé. Thầy hiệu trưởng hình như biết trước ý định của tôi, bèn chặn lại bảo không phải lo chuyện vé tầu, rằng cậu ngượng, sợ mất sự tôn trọng, thì để tôi nhờ cho, một tấm vé đáng là bao, là mua chứ không phải là xin, được chưa? Nghe thầy hiệu trưởng nói, mặt tôi cứ đỏ rừ lên, vội vàng cảm ơn, nói dối rằng đã nhờ người mua rồi.
Nhưng chỉ vì một tấm vé tầu Tết mà phải làm khó đến hiệu trưởng, thì thật chẳng ra cái thớ gì. Có lẽ cái thằng tôi đúng như vợ tôi nói, ngoài hít bụi phấn còn chẳng được cái tích sự gì.
Mặt tôi lại nóng bừng. Thảo nào buổi tổng kết lớp, Đồ Biên Phong và Phòng Tiểu Như cứ gãi gãi tai, chắc chắn thầy hiệu trưởng đã vận dụng hai ông bố của hai em học sinh này. Các em nhất định sẽ cười thầm vào mặt tôi: Đồ nguỵ quân tử, người lúc nào cũng luôn mồm nói lợi dụng học sinh để mưu lợi cho mình là đáng khinh bỉ. Đó chẳng phải là treo đầu dê bán thịt chó hay sao?
Ba ngày bồn chồn không yên. Hôm ấy chúng tôi đang họp tổ chuyên môn bàn về cải cách giáo dục thì thầy hiệu trưởng cười rất tươi bước vào, đặt lên bàn tôi hai chiếc vé. Nhìn xem, hai chiếc vé nằm nhé. Bảo hiểm hai lần đúng không? Có điều phiền phức một chút là cậu phải tìm cách trả lại một vé. Tất nhiên không khó bằng tìm mua một vé.
Về nguyên tắc trả lại vé dễ hơn mua vé, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Phòng bán vé mênh mông, có mấy chục cửa bán, nhưng chỉ có một cửa trả lại, số người xếp hàng rồng rắn dài ra đến tận ngoài sân, tôi đoán ít nhất cũng phải năm sáu giờ đồng hồ mới có thể len đến cửa.
Tôi liền nhớ đến cái blog của mình. Đúng rồi, bỏ phương tiện hiện đại để đi chen lấn ngoài ga thì thật dở hơi.
Tôi chọn một người ở gần trường, hẹn mười hai giờ trưa gặp nhau ở cầu vượt Mã Điển. Người khách đến rất đúng giờ, là một cô gái tóc nhuộm vàng, trời tuy lạnh dưới mười mấy độ nhưng ăn mặc rất thời thượng, giầy ống cao, váy đen, áo khoác ngắn thuần len, túi xách tay da cá sấu mầu cà phê. Vừa mới cất tiếng chào hỏi, thì phía sau cô ta ập đến ba tay trẻ tuổi, dáng vẻ như là vệ sĩ. Tôi cảm thấy rất khó chịu, nhưng nhớ đến chương trình pháp luật của Đài truyền hình trung ương thường xuyên trình chiếu những vụ án điển hình khiến lòng tôi liền nguôi đi. Ai biết được anh không phải là kẻ giả bán vé để lừa tiền, lừa tình trên mạng.
Cô gái tóc vàng lật đi lật lại chiếc vé, rồi chuyển nó cho đám bạn. Mấy tay thanh niên xem rất kĩ, soi lên sáng, dùng tay nắn, bẻ góc nom như cảnh sát hình sự đang kiểm tra tang vật. Bọn họ bàn bạc với nhau một lúc lâu nhưng xem chừng vẫn bán tín bán nghi. Một tay trong đám hỏi: Không phải là vé giả chứ?
Những điều tôi nói có tác dụng. Cô gái tóc vàng dịu giọng, nhìn tấm vé rồi mở xắc lấy ví tiền, hỏi tôi giá bao nhiêu.
Cô gái tóc vàng bèn mở lời trách đám bạn, đừng có đùa nhảm. Tôi thấy anh là người thực thà, chúng tôi không có ý trêu cợt anh, thực lòng cũng muốn mua tấm vé này, nhưng anh đừng lấy làm lạ, nếu anh đòi thêm hai trăm, ba trăm thì chúng tôi lại yên tâm, dù có phải trả thêm tiền nhưng nó khẳng định đó là vé thật. Anh chỉ lấy giá gốc, ngay tiền đợi xếp hàng, tiền taxi đi về cũng không tính, vậy nếu anh ở địa vị tôi anh sẽ nghĩ thế nào? Thời đại này mà lại có người ngu như vậy sao? Người ta liệu có thể tin chiếc vé này là vé thật sao?
Xem chừng cô gái có mái tóc thời thượng này không muốn bỏ mất cơ hội, nói với giọng hết sức thành khẩn, xin tôi cảm phiền một chút, có thể đi với cô đến ga xe hỏa, nhờ phòng vé thẩm định giả thật thì cô mới yên tâm. Cô nói cô mua tấm vé này không phải cho cô mà cho mẹ cô về Trùng Khánh, chỉ sợ chẳng may mua phải chiếc vé có vấn đề thì mất Tết, mẹ cô lại ít đi xa, làm sao chịu được. Lạy trời lạy đất, cô đã không nói vé giả mà nói vé có vấn đề. Tấm lòng hiếu thảo của cô gái làm tôi mềm lòng. Thôi được, đành nhịn, thật thì làm sao thành giả, chẳng qua mất chút thời gian, thì đi đến nhà ga. Vả lại, tôi cũng có chút tính toán, không đi với bọn họ e rằng họ cho là tôi sợ, không dám đi xác minh, vé lại đang nằm trong tay họ, nếu không biết xẩy ra chuyện gì.
Cô gái tóc vàng tháo lui, mặt nhễ nhại mồ hôi, nhìn tôi thất vọng. Mấy cậu bạn bất bình thay cô ta, nói chõ vào cửa bán vé, đồ đạo đức giả, đồ diễn, tay trong của bọn phe.
Kẻ sĩ thà bị chết chứ không chịu nhục, tôi thà xé tấm vé chứ không thể để năm trăm đồng làm cho mình hoen ố, không thể nhục thêm, nhân lúc bọn người sơ ý, tôi đoạt lại tấm vé rồi bỏ đi.
Tôi định nói, tôi không phải…
Vậy là tôi đành phải diễu hành cho mọi người coi rồi, tôi cúi gằm đầu, lúc ấy tôi sợ nhất là đám học sinh đi qua đường nhìn thấy…
Trương Tiếu Thiên (Trung Quốc)
Hà Phạm Phú dịch
(Từ Tiểu thuyết nguyệt báo)
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...