Ông Biết Tuốt – Truyện ngắn. Somerset Maugham
VNTN - Tôi không ưa Max Kelada thậm chí trước khi tôi quen ông. Chiến tranh vừa kết thúc và các tuyến vận chuyển đường thủy luôn đông khách. Rất khó đặt chỗ và người ta phải chấp nhận những gì các đại lý sắp xếp cho. Bạn không thể hy vọng có được một phòng riêng cho mình và tôi biết ơn khi được bố trí một phòng chỉ có hai giường. Nhưng khi được báo tên của người đồng hành thì lòng tôi cảm thấy không vui. Người ta đề nghị đóng cửa sổ phòng và không khí ban đêm ngột ngạt. Vậy là đủ tệ để ở chung một phòng với bất kỳ ai, (tôi đi từ San Francisco đến Yokohama), nhưng tôi sẽ đỡ thất vọng hơn nếu tên người khách cùng ở với tôi là Smith hay Brown.
Khi lên tàu tôi thấy hành lý của ông Kelada đã có bên dưới rồi. Tôi không thích cảnh tượng đó; có quá nhiều nhãn dán trên các va li, và cái rương quần áo thì quá lớn. Ông ta đã bày các vật dụng vệ sinh của ông ra, tôi thấy ông là khách quen của thương hiệu nổi tiếng Monsieur Coty; vì trên giá ở bồn rửa mặt có nước hoa, dầu gội đầu, dầu bóng tóc của ông.
Để chứng minh, Ông Kelada lấy trong túi ra tấm hộ chiếu và ung dung phe phẩy nó trước mặt tôi.
“À, tôi còn nhiều lắm và nếu anh có người bạn nào trên tàu, hãy nói với họ rằng anh có một người bạn có mọi thức uống trên thế giới.”
Ông Kelada nói huyên thuyên. Ông nói về New York và San Francisco. Ông bàn về những vở kịch, điện ảnh, và chính trị. Ông ái quốc. Quốc kỳ Anh là một biểu tượng oai nghi, nhưng khi nó được phất lên bởi một quý ông ở Alexandria hay ở Beirut, tôi không thể nào không cảm thấy nó mất đi phần nào chân giá trị. Ông Kelada suồng sã. Tôi không thích lên mặt, nhưng tôi cảm thấy không thích đáng khi một người lạ đặt thêm từ Ông trước tên tôi khi nói đến tôi. Ông Kelada, rõ ràng là muốn làm cho tôi thoải mái, đã không dùng cách trịnh trọng đó. Tôi không thích Ông Kelada. Tôi đã bỏ cỗ bài qua một bên khi ông ngồi xuống, nhưng bây giờ, nghĩ rằng cuộc trò chuyện đầu tiên đã đủ lâu, tôi tiếp tục chơi một mình.
Tôi thật sự không thích Ông Kelada.
Tôi không chỉ chung phòng cùng ông ta và ăn ba bữa một ngày chung bàn, mà tôi còn không thể đi dạo trên bong tàu mà không có ông lẵng nhẵng đi cùng. Ông không hề nghĩ là tôi không cần ông. Ông tin tưởng là bạn vui vẻ gặp ông cũng như ông vui vẻ gặp bạn. Ở nhà bạn thì bạn có thể tống khứ ông xuống cầu thang và đóng sầm cửa vỗ mặt ông hoặc không ngần ngại nói ông không phải là người khách được hoan nghênh. Ông ta là một người giỏi làm quen, và trong ba ngày đã quen hết mọi người trên bong tàu. Ông đi khắp mọi chỗ. Ông ta biết tất tần tật, tổ chức bán đấu giá, quyên góp tiền làm các giải thưởng ở các sự kiện thể thao, tổ chức thi ném vòng và golf, tổ chức hòa nhạc và sắp xếp dạ vũ hóa trang. Ông ta có mặt mọi nơi mọi lúc. Nhất định ông ta là người bị ghét nhiều nhất trên tàu. Chúng tôi gọi ông ta là Ông Biết Tuốt, ngay cả khi có mặt ông. Ông ta lại xem đó như là một lời khen ngợi. Nhưng vào giờ ăn thì ông ta mới là khó ưa nhất. Trong gần một giờ đồng hồ ông ta mặc tình mặc sức với chúng tôi, tỏ ra thân mật, vui vẻ, ba hoa và tranh cãi. Ông ta biết tất cả mọi chuyện hơn bất kỳ ai, và sẽ là sỉ nhục đối với tính tự cao tự đại của ông nếu bạn không đồng ý với ông. Ông sẽ không từ bỏ một đề tài, dù không có gì quan trọng, cho tới khi ông ta làm cho bạn suy nghĩ theo cách nghĩ của ông. Khả năng bị nhầm là không bao giờ xảy ra đối với ông. Ông mới là người biết. Chúng tôi ngồi ở bàn của ông bác sĩ. Ông Kelada tận dụng sở trường của mình, vì ông bác sĩ thì lười và tôi thì thờ ơ, ngoại trừ một người tên là Ramsay cũng ngồi ở đó. Ông này cũng giáo điều như ông Kelada và bực bội về sự kiêu ngạo của anh chàng người miền đông Địa Trung Hải. Những cuộc thảo luận của họ luôn gay gắt và tràng giang đại hải.
Ramsay làm việc ở Tòa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Kobe. Ông ta là một người quê ở Trung Đông, rất mập mạp, mập chảy mỡ, quần áo mặc căng cứng. Ông ta bay đến New York để thăm người vợ đã ở nhà một năm và đang trên đường trở lại trụ sở. Bà Ramsay vóc người nhỏ bé xinh xắn, cử chỉ lịch thiệp và có khiếu khôi hài. Tòa Lãnh sự quán trả lương thấp, nên trang phục của bà rất giản dị; nhưng bà biết cách ăn mặc và tạo được hiệu quả với lối ăn mặc đó.
Vào một buổi tối ở bàn ăn cuộc trò chuyện ngẫu nhiên chuyển sang đề tài ngọc trai. Có nhiều bài báo nói về ngọc trai nuôi cấy do những người Nhật thông minh tạo ra, và ông bác sĩ nói rằng chúng chắc chắn làm giảm giá trị của ngọc trai thật. Hiện thời chúng đã rất tốt rồi, chẳng bao lâu nữa chúng sẽ trở nên hoàn hảo. Ông Kelada, theo thói quen của ông ta, lao ngay vào đề tài mới. Ông ta nói với chúng tôi tất cả những gì cần phải biết về ngọc trai. Tôi không tin Ramsay biết chút gì về chúng, nhưng ông ta không thể cưỡng lại cơ hội chơi anh chàng người miền đông Địa Trung Hải một vố, và trong vòng năm phút chúng tôi đã chứng kiến một cuộc đấu khẩu ra trò. Tôi đã thấy Ông Kelada hùng hổ nói nhiều trước đây, nhưng chưa hề thấy ông ta hùng hổ huyên thuyên như lúc này. Cuối cùng Ramsay nói câu gì đó châm chích ông, nên ông vỗ bàn quát to.
“À, tôi phải biết những gì tôi nói chứ, tôi đang đi Nhật chỉ để nghiên cứu ngành ngọc trai này. Tôi thuộc về lĩnh vực thương mại này, và không người nào trong lĩnh vực này lại không nói với các anh những điều tôi nói về ngọc trai. Tôi biết tất cả những ngọc trai tốt nhất thế giới, và những gì tôi không biết về ngọc trai thì không xứng đáng để biết.”
“Không ai có thể đưa ra một viên ngọc trai nuôi mà một chuyên gia như tôi không thể phát hiện ra chỉ với nửa con mắt.” Ông chỉ vào chuỗi ngọc mà bà Ramsay đang đeo. “Bà nhớ lời tôi nhé, bà Ramsay, chuỗi ngọc bà đang đeo sẽ không bao giờ mất giá chỉ một xu so với hiện thời.”
Bà Ramsay với tính khiêm tốn của mình đỏ mặt lên một chút và giấu chuỗi ngọc vào trong áo. Ramsay chồm tới. Ông nhìn khắp chúng tôi và một vẻ rạng rỡ thoáng trong mắt ông.
“Ồ, trên thị trường nói chung thì khoảng mười lăm ngàn đô la. Nhưng nếu nó được mua ở Đại lộ Năm thì tôi sẽ không ngạc nhiên khi nghe giá lên đến ba mươi ngàn đô la.”
“Cho tôi xem chuỗi ngọc, nếu nó là hàng nhái tôi sẽ nói ngay. Tôi có thể chấp nhận mất một trăm đô la”, Ông Kelada nói.
Ông Kelada há miệng mà không nói được. Ông mặt đỏ bừng bừng. Người ta có thể thấy được ông đang ráng sức chế ngự mình.
Câu chuyện lan khắp con tàu, và Ông Kelada phải chịu nhiều lời đàm tiếu tối hôm đó. Đó là một vụ bẽ bàng mà Ông Biết Tuốt bị bắt quả tang. Nhưng bà Ramsay đã lui về phòng nghỉ vì nhức đầu.
“Thư của ai vậy?” Ông mở thư ra. “Ồ!”
Ngay lúc đó tôi hoàn toàn hết ghét ông Kelada. Ông với tay lấy ví cất tờ một trăm đô la.
Maugham năm 1934
William Somerset Maugham là nhà văn, nhà viết kịch người Anh, sinh ngày 25 tháng Giêng năm 1874, mất ngày 16 tháng Mười hai năm 1965 tại Nice, Pháp. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ và là tác giả được trả nhuận bút cao nhất trong thập niên 1930. Sau khi mất cả cha lẫn mẹ vào năm lên 10 tuổi, Maugham được một người chú nuôi dưỡng. Không muốn trở thành một luật sư như những người đàn ông khác trong gia đình, Maugham theo học ngành y và trở thành bác sĩ. Tiểu thuyết đầu tay “Liza of Lambeth” (1897) của ông được phát hành đã bán hết cực nhanh đến mức Maugham quyết định từ bỏ ngành y để chuyên tâm viết văn. |
Võ Hoàng Minh dịch (Từ “Mr.Know-All”)
Nguồn:http://www.is.wayne.edu/MNISSANI/world/Mr%20Know-All.htm
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...