Chiếc đàn dương cầm
VNTN - Văn Quốc là công nhân nhưng gần đây phải nghỉ việc, do không có việc làm nên trong lòng lúc nào cũng phiền muộn. Vợ Văn Quốc là An Thu làm việc ở một xí nghiệp nhỏ, mỗi tháng thu nhập chỉ có bốn, năm trăm đồng. Hai vợ chồng có một con nhỏ là bé Tinh, cả nhà sống dở, chết dở dựa vào mấy trăm đồng đó.
Buổi trưa Văn Quốc hớn hở lái chiếc xe mô tô về, lúc này vợ và con gái đều có mặt ở nhà nhìn thấy xe thì ngạc nhiên reo lên. An Thu vội vàng hỏi chồng xe ở đâu ra thì Văn Quốc mới nói rõ ý định của mình. An Thu hoài nghi lại hỏi: "Nhưng anh lấy tiền đâu mà mua?". Với vấn đề này An Quốc đã có bàn bạc trước với một anh bạn thân là Cao Khởi nên giải thích với vợ: "Là tiền thằng Cao cho mượn, loại xe này chỉ có 5 ngàn đồng. "An Thu tin lời chồng nên từ đáy lòng thầm cảm ơn lòng tốt của Cao Khởi đã giúp vợ chồng chị lúc khó khăn.
Từ ngày hôm sau, Văn Quốc thức khuya dậy sớm, mặc mưa, mặc gió lái xe đi làm. Do Văn Quốc nhanh nhẹn, cần cù lại có thái độ hòa nhã nên mọi người rất thích đi xe của anh, mới gần một tháng mà anh đã kiếm được hơn một nghìn đồng, không khí trong nhà cũng thêm vui.
Lo ma chay cho chồng xong An Thu lau nước mắt nói với Cao Khởi khi Cao Khởi đến thăm: "Chú Cao à, chú không nên lo lắng, chồng nợ thì vợ trả, nhà tôi vay của chú 5 nghìn đồng tôi sẽ cố gắng tích cóp nhặt nhạnh rồi trả cho chú". Cao Khởi vừa nghe mới nhớ đến chuyện An Quốc bàn với anh số tiền mua xe là để giấu vợ, không ngờ bây giờ An Thu lại tưởng là vay thật. Trong lòng Cao Khởi bắt đầu dấy lên sự đấu tranh: Đây là 5 nghìn đồng muốn hay là không, muốn gật đầu là có tiền, người chết rồi làm gì có đối chứng, nhưng như vậy thì thật không phải với người đã chết. Nếu mà nói không cũng có phần đáng tiếc, 5 nghìn đồng không phải là nhỏ. Cuối cùng lòng tham dấy lên làm mờ cả lương tâm, Cao Khởi nói: “Chị ạ, anh em chúng tôi sống với nhau ngần ấy năm .....". An Thu ngắt lời Cao Khởi: "Chú Cao, chỉ cần chú coi anh Quốc là anh em, thư thư cho tôi một thời gian là tôi xin cảm ơn chú".
Một ngày, An Thu đến nhà Cao Khởi nói vẻ đĩnh đạc: "Chú Cao, đây là số tiền anh Quốc vay của chú ngày trước tôi xin trả chú, chú đếm lại đi”. Cao Khởi trầm ngâm hồi lâu mới đưa tay ra nhận tiền.
Thế là chỉ trừ thời gian đi làm ở xí nghiệp, An Thu lại tiếp tục nghề bán thịt dê nướng quay vòng từ sớm tinh mơ đến nửa đêm không lúc nào nghỉ. Số tiền tích cóp được mỗi ngày một tăng: một trăm, hai trăm... một nghìn, hai nghìn... Có những lúc nằm trên giường nếu nhắm mắt là thấy bóng dáng chiếc đàn hiện ra, nó như thôi thúc cô đạt được quyết tâm.
Buổi chiều một ngày, An Thu vừa xuống ban đang vội vàng về nhà thì thấy mẹ của Cao Khởi phía đối diện cũng đang đi lại. Bà cụ một tay chống gậy, một tay không ngừng lau nước mắt. An Thu vội vàng vừa đỡ bà cụ vừa hỏi: "Bà ơi, bà làm sao thế, nhà có chuyện gì à?". Bà cụ ngẩng đầu nhìn rồi kéo tay An Thu kêu lên: “Cô ơi!" sau đó khóc không thành tiếng. An Thu vội an ủi bà cụ: "Bà ơi, đừng khóc nữa có gì nói cho cháu biết". Bà cụ khóc một hồi xong mới kể lể sự khổ sở của mình với An Thu.
Nguyên là bảy, tám tháng trước Cao Khởi đi miền nam cùng một số người lập ra một công ty, do không có hướng kinh doanh nên công ty đổ bể, gần đây Cao Khởi còn bị công an gọi đến thẩm vấn. Bố của Cao Khởi nghe tin quá lo nghĩ mà phát bệnh chảy máu não, trong nhà bây giờ không còn gì, tiền viện phí mấy nghìn đồng chạy vạy khắp nơi vẫn không đủ, vì vậy mà bà cụ quá lo buồn.
An Thu nghe xong nghĩ: Cao Khởi có ơn với nhà mình, bây giờ nhà chú ấy xảy ra chuyện lớn mình không thể khoanh tay đứng nhìn. An Thu nhìn đồng hồ rồi nói với và cụ: "Bà ơi, bà đừng lo lắng quá, không có chuyện gì là không vượt qua được, bà về nhà trước đi, lát nữa cháu sẽ mang tiền đến".
An Thu vừa nghĩ vừa chuẩn bị sinh nhật cho con thì có tiếng gõ cửa, cô mở cửa và giật mình vì thấy Cao Khởi đang ở trước mặt. Cao Khởi vừa đen vừa gầy mặt mày hốc hác. An Thu vội hỏi: "Chú Cao, chú về từ bao giờ?”. Cao Khởi nói: "Chị An, em đã về một năm nay"- "Hả?". An Thu càng ngạc nhiên. Cao Khởi nói tiếp: " Chị An lúc nữa em sẽ nói với chị". Cũng vừa lúc đó có mấy người công nhân khiêng chiếc đàn dương cầm bóng nhoáng vào nhà, Cao Khởi chỉ chiếc đàn nói rất chân thành: "Chị à, đây là quà của em mừng sinh nhật cho cháu Tinh". An Thu ngây người nhìn chiếc đàn nghĩ rằng ít nhất nó phải hơn một vạn đồng, Cao Khởi lấy đâu mà nhiều tiền thế.
Cách đây một năm Cao Khởi nhếch nhác từ miền Nam về nhà và biết được sự giúp đỡ to lớn của An Thu với bố mẹ mình, Cao Khởi quá hối hận đã tự tát vào mặt mình: "Đồ tồi, thật quá tồi, xin anh Văn Quốc thứ tội cho...". Cũng đêm đó Cao Khởi đi ngay khỏi nhà và thề rằng: Có làm trâu làm ngựa cũng phải trả được món nợ tình cảm và món nợ tiền bạc cho An Thu. Cao Khởi ở tỉnh ngoài làm công nhân xây dựng một năm góp được một món tiền. Biết được mong ước của Văn Quốc lúc còn sống nên Cao Khởi đã mua chiếc đàn này mang đến đúng ngày sinh nhật bé Tinh.
Bàng Hồng Thành (TQ)
Nguyễn Thiêm (dịch)
Dịch từ Internet - 故? 事 中 国? - Storychina.cn
0 đã tặng
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988827920 (Ngô Ngọc Luận), nếu bạn có nhu cầu thưởng thức những ấn phẩm của Văn nghệ Thái Nguyên.
Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...