Thứ năm, ngày 09 tháng 05 năm 2024
22:41 (GMT +7)

Báo cáo của Ban Chấp hành Hội

(Bản dự thảo, BCH Hội đề nghị các hội viên đóng góp ý kiến để hoàn thiện, trình Đại hội)

SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT, PHÁT HUY TINH THẦN, TRÁCH NHIỆM CỦA VĂN NGHỆ SĨ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KỲ MỚI

( Báo cáo của Ban Chấp hành Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên khoá VI

tại Đại hội Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018- 2023)

       (DỰ THẢO)

Đại hội lần thứ VII Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra trong thời kỳ nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX; đẩy mạnh “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động. Mặc dù tình hình an ninh, chính trị trên thế giới có nhiều biến động phức tạp, các thế lực thù địch có nhiều hoạt động chống phá cản trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của toàn Đảng, toàn dân ta nhất là an ninh khu vực biển Đông dã tác động không nhỏ đến sự phát triển VHNT của cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng.

 Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, tình hình chính trị của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng tiếp tục được ổn định, kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được trân trọng, giữ gìn và phát huy. Đặc biệt, kết quả mà chúng ta đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, đã minh chứng là đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng ta là hết sức đúng đắn, đồng thời khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với văn nghệ sỹ, với sự nghiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên đã kết thúc một nhiệm kỳ, 5 năm đi qua, với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI đề ra, bên cạnh những khó khăn, trở ngại kể cả những tồn tại hạn chế, nhưng chúng ta cũng khẳng định là: trong nhiệm kỳ qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự tạo điều kiện của các cấp các ngành đoàn thể trong tỉnh, sự hợp tác chặt chẽ với các Hội chuyên ngành VHNT ở Trung ương cùng với  sự quan tâm giúp đỡ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và sự nỗ lực không ngừng của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội, các Hội, Chi hội và toàn thể hội viên các chuyên ngành TW, địa phương thuộc Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp công sức rất to lớn trên mọi mặt công tác của Hội. Chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII của Đảng về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã tạo ra bước phát triển mới trên lĩnh vực VHNT, góp phần tác động tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, chính trị và ổn định xã hội ở một tỉnh trung tâm vùng Việt Bắc.

Đại hội lần thứ VII, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên là diễn đàn chính trị quan trọng, có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Hội, quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới tích cực, hiệu quả công tác Hội và hoạt động văn học nghệ thuật giai đoạn 2018 - 2023. 

Phần thứ nhất

TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

TỈNH THÁI NGUYÊN NHIỆM KỲ V (2013- 2018) 

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Hội là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Tỉnh uỷ Thái Nguyên, hoạt động theo đường lối văn nghệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hội là một tổ chức của những người sáng tạo VHNT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nghề nghiệp, tự nguyện tham gia vào các hoạt động của Hội nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá văn nghệ của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tiếp thu các tinh hoa nghệ thuật trong nước và của thế giới để có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị về tư tưởng, giầu tính nhân văn, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp văn minh góp phần cho sự phát triển văn học nghệ thuật của cả nước.

1- Thuận lợi.

Hội thường xuyên nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; các chuyên ngành VHNT TW, các Ban, ngành và đơn vị hữu quan đã quan tâm, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động chuyên môn của Hội. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách của Đảng về văn học nghệ thuật đang từng bước phát huy hiệu quả trong cuộc sống được VNS và những người làm công tác VHNT trong tỉnh đón nhận, đồng thời làm thay đổi nhận thức về vị trí và vai trò của công tác văn học, nghệ thuật trong đời sống xã hội.

Tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, cơ quan Văn phòng hội, lãnh đạo các Hội, Chi hội và hầu hết hội viên có tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, trước nhiệm vụ của mình.

2- Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi trên, trong nhiệm kỳ qua còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách về lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật chưa đầy đủ, thống nhất từ trên; các khoản chi cho hoạt động nghiệp vụ (trại sáng tác, tập huấn, hội thảo, triển lãm…) nhiều năm nay không được tỉnh cấp đều phải trông chờ vào nguồn Hỗ trợ của Chính phủ. Song, nguồn Hỗ trợ thường xuyên cấp chậm, có năm còn thiếu so với kế hoạch được giao (năm 2016 cấp chưa bằng 50% năm 2015), cơ chế chính sách chưa phù hợp, rõ ràng; biên chế bộ máy trong cơ quan thường trực Hội chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra… Nhiều cấp hội cơ sở không có kinh phí hoạt động, không có biên chế, không có phụ cấp  nên chưa phát huy được tiềm năng của lực lượng văn nghệ sĩ ở cơ sở.

Nghị quyết Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 - 2018) xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2013 - 2018 là: “Đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Trong nhiệm kỳ qua, cùng với sự phát triển không ngừng của quê hương, đất nước, văn học nghệ thuật Thái Nguyên đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đội ngũ hội viên luôn đoàn kết phát huy tính tự chủ, sáng tạo được nhiều tác phẩm, công trình VHNT mới, có giá trị đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá văn nghệ của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên. Thực hiện được cơ bản những nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội, Hội Văn học nghệ thuật lần thứ VI đề ra.  Nhiều hội viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, nhiều tác phẩm được giải thưởng trong nước, khu vực, có những tác phẩm được giải thưởng, triển lãm quốc tế.

II- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1- Công tác xây dựng Hội.

1.1. Công tác tổ chức - Hội viên:

Đầu nhiệm kỳ, Hội có 258 hội viên, sinh hoạt trong 10 chuyên ngành văn học - nghệ thuật (Văn xuôi, Thơ, Văn nghệ dân gian, Nghiên cứu phê bình, Nhiếp ảnh, Hội hoạ, Âm nhạc, Kiến trúc, Sân khấu, Múa) và 04 Hội cơ sở (Hội VHNT huyện Định Hoá, Hội VHNT huyện Phổ Yên, Hội VHNT TP Thái Nguyên và Hội VHNT huyện Đại Từ). Trong nhiệm kỳ, kết nạp mới 46 hội viên; Số hội viên đã qua đời 6 (Vũ Phong, Hữu Tiệp, Trần Thông, Lâm Tiến, Lương Bèn, Võ Văn Tốn ); Số hội viên chuyển sinh hoạt 01; thôi sinh hoạt 21; Số hội viên hiện tại là 276.(chi hội cung cấp số liệu cụ thể)

Công tác phát triển Hội cơ sở luôn được quan tâm, trong nhiệm kỳ, đã trợ giúp thành lập 04 hội (Hội VHNT huyện Phú Lương, Hội VHNT Thành phố Sông Công, Hội VHNT huyện Võ Nhai Hội VHNT huyện và Hội VHNT huyện Phú bình); Hội đã sắp xếp, kiện toàn lại chi hội Múa, chi hội Nhiếp ảnh và chi hội Thơ; các chuyên ngành văn học nghệ thuật khác luôn ổn định, hoạt động chuyên môn được duy trì thường xuyên theo đúng Điều lệ hội.

Công tác hội viên: Công tác hội viên được thường xuyên chú trọng. Việc kết nạp hội viên đảm bảo theo đúng qui trình, qui định Điều lệ hội, trong nhiệm kỳ, đã kết nạp được 46 hội viên mới (tính đến tháng 8 năm 2018); Song

song với việc phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp hội viên mới vào hội, Hội còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên có đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn vào các hội chuyên ngành trung ương. Bên cạnh đó, Hội còn thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời hội viên và gia đình hội viên ốm đau, mất mát... 5 năm qua, đã giới thiệu nhiều hội viên vào các hội chuyên ngành trung ương (trong đó, Hội nhà văn 05, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ? ….Hội VHNT các dân tộc thiểu số…) nâng tổng số hội viên vào các hội chuyên ngành trung ương lên  ngươi. ?. Trong nhiệm kỳ có 1 hội viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT (Nguyễn Đức Hạnh)

( số liệu cụ thể đề nghị các chi hội cung cấp)

1.3. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn và các kỳ sinh dung sinh hoạt Hội. Trong nhiệm kỳ qua bên cạnh nhiệm vụ phát hiện, tập hợp và bồi dưỡng nghiệp vụ sang tác cho hội viên, Hội thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao nhận thức chính trị cho hội viên thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, các hội thảo, trại sáng tác, các buổi mời chuyên gia nói chuyện về tình hình kinh tế, chính trị, ANQP trong nước, trong khu vực và thế giới, các Chỉ thị, Nghị quyết mới của Đảng cũng như các chủ trương chính sách của nhà nước..., Bên cạnh đó, báo Văn nghệ Thái Nguyên thường xuyên tuyên truyền, đăng tải  các tác phẩm dự thi Cuộc vận động sang tác, quảng bá các tác phẩm, công trình VHNT về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” …Những hoạt động trên giúp cho hội viên hiểu rõ quan điểm, định hướng của Đảng về văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, từ đó có lập trư­ờng t­ư t­ưởng vững vàng, tin t­ưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có trách nhiệm với việc tìm tòi sáng tạo VHNT cũng nh­ư tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội, góp phần vào việc phát triển VHNT của tỉnh và cả nư­ớc. Trong những năm qua, hội viên của Hội không có hiện tượng lợi dụng tự do sáng tác để theo đuổi những khuynh hướng, những quan điểm lệch lạc trái với đường lối văn nghệ của Đảng pháp luật của nhà nước. Hội luôn giữ vững vai trò là một tổ chức-  chính trị- xã hội- nghề nghiệp của giới văn nghệ sĩ trong tỉnh. Mỗi hội viên của Hội vừa là văn nghệ sĩ vừa là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng.

1.4. Công tác của Ban Kiểm tra.

Hoạt động theo chức năng kiểm tra cơ quan thuộc hệ thống tổ chức Hội và hội viên, tinh thần chấp hành Điều lệ và thực hiện nghị quyết của Hội. Ban Kiểm tra do điều kiện phân tán, hoạt động kiêm nhiệm,thời gian dành cho công việc còn hạn chế, nhưng với tinh thần trách nhiệm đã luôn theo dõi, bám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như Nghị quyết các kỳ họp BTV, BCH Hội; Kiểm tra thu, chi tài chính, xem xét ý kiến, yêu cầu, đề xuất của hội viên nhằm phát hiện, thúc đẩy hoạt động đúng hướng và đạt hiệu quả. Các ý kiến đề xuất, các vấn đề mà Ban kiểm tra đã xem xét, đưa ra đều được BCH  quan tâm giải quyết nhằm thực hiện tốt công tác Hội, đồng thời thể hiện nguyện vọng chung của tập thể hội viên. Trong nhiệm kỳ, Ban kiểm tra đã tổ chức kiểm tra theo đơn, thư khiếu nại của hội viên, kiểm tra, xác minh việc hội viên bình luận trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín của Hội; Kiểm tra việc triển khai kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội; kiểm tra việc giải ngân quĩ hỗ trợ và kiểm tra việc thu, nộp hội phí. Kết thúc kiểm tra, UB kiểm tra đã có báo cáo kết luận và có đề xuất kiến nghị đối với thường trực, Ban Chấp hành Hội.

1.5. Công tác thi đua khen thư­­ởng.

Công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm th­­ường xuyên đã động viên, thúc đẩy sự sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn quan tâm, coi trọng sự cống hiến của từng thành viên trong xã hội nói chung, văn nghệ sĩ nói riêng. Trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ Hội đã xét khen thưởng 22 lượt tập thể và 50 lượt cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác Hội. Việc bình xét, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng qui trình, qui định Thi đua khen thư­­ởng của UBND tỉnh ban hành. Tập thể Hội cũng được Tặng 01 Cờ thi đua của Chính phủ và ...  Bằng khen của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; UBTQ Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng 02 Bằng khen cho tập thể Hội và tặng nhiều Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật" cho cán bộ, hội viên.

Đặc biệt, để ghi nhận cống hiến của văn nghệ sĩ UBND tỉnh đã tổ chức tặng thưởng cho 63 tác giả, nhóm tác giả đoạt Giải thưởng VHNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2016.

 1.6. Hoạt động của cơ quan Văn phòng hội.

 Cơ quan Văn phòng Hội đầu nhiệm kỳ có 16 người (trong đó, 11 biên chế và 5 hợp đồng) được chia thành 3 bộ phận: Văn phòng, Ban Công tác hội viên và Báo Văn nghệ Thái Nguyên. Trong nhiệm kỳ có 3 đồng chí nghỉ hưu theo chế độ (gồm: Chủ tịch, Trưởng ban hội viên và Phó văn phòng). Hiện tại, còn 13 người ( trong đó, 8 biên chế và 5 hợp đồng). Cán bộ trong cơ quan phần lớn đều trẻ tuổi có trình độ chính trị, năng lực chuyên môn để đảm nhiệm tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ qua, Cơ quan Thường trực Hội đã làm tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban chấp hành Hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ do UBND tỉnh giao; quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo chi đúng nguồn, đúng việc và đúng chế độ...

Báo văn nghệ Thái Nguyên đảm bảo ra đúng kì, đúng tôn chỉ, mục đích. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ viên chức trong tòa soạn, chất l­­ượng của tờ báo ngày càng nâng cao. Đặc biệt, báo văn nghệ Thái Nguyên đã trở thành tuần báo trước năm 2015, giao diện, nội dung trang thông tin điện tử của Hội đã được đổi mới, hoàn thiện.

Duy trì và thực hiện tốt qui chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan; cán bộ công chức chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều năm liền cơ quan tiêu chuẩn đạt cơ quan văn hoá; các tổ chức đoàn thể chính trị hoạt động có hiệu quả.

Hàng năm, đã xây dựng, sửa đổi bổ sung và ban hành nhiều qui chế làm cơ sở cho hoạt động như: Qui chế xét đầu tư tác phẩm, công trình VHNT, Qui chế chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, Quy chế chi kinh phí hỗ trợ sáng tạo VHNT, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn kinh phí Ngân sách...Tham mưu, đề xuất sửa đổi bổ sung Quy chế xét Giải thưởng VHNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016 và tổ chức qui trình xét, trao tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012 - 2016 đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, Thường trực Hội đã chủ động tham mưu, đề xuất  với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh một số chương trình hoạt động và đã đạt được kết quả tốt, như: Ngày thơ Việt Nam được đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm; Tăng kỳ, mở rộng đối tượng phát hành Báo Văn nghệ Thái Nguyên; mở trang Web báo Văn nghệ Thái Nguyên; Tổ chức Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Đại đội TNXP 915 anh hùng và xuất bản tập sách VHNT về Đại đội TNXP 915...Bên cạnh đó, Hội  luôn chú trọng tới việc tập hợp và phát triển hội viên, làm tốt chức năng định hướng sáng tác, tổ chức các cuộc hội thảo, các đợt học tập, nghiên cứu Nghị quyết của Đảng, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức trại sáng tác, nhiều đợt đi thực tế sáng tác cho hội viên, tăng cường quan hệ, phối hợp với các ngành ,các cấp, mở rộng giao lưu, hợp tác với các hội bạn góp phần không nhỏ vào sự phát triển, tạo được vị thế của Văn học nghệ thuật Thái Nguyên trong khu vực và toàn quốc.

2- Các hoạt động chuyên môn:

2.1- Tổ chức trại sáng tác, các cuộc thi:

Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sáng tác cho hội viên là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong các hoạt động hội. Thông qua việc tổ chức trại sáng tác, các cuộc thi nhằm giúp cho hội viên gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác (nhất là lực lượng sáng tác trẻ); định hướng sáng tác và chỉnh sửa hoàn chỉnh tác phẩm... Từ nhận thức trên, Hội đã thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ, như tổ chức các lớp tập huấn, trại sáng tác văn học nghệ thuật.

Trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức 07 trại sáng tác VHNT với 180 lượt người tham gia, trong đó có 4 trại sáng tác văn học, 01 trại sáng tác Ảnh nghệ thuật, 01 trại sáng tác Mỹ thuật, 01 trại sáng tác kịch bản sân khấu và 02 trại sáng tác VHNT do Bộ Văn hoá Thông tin tài trợ kinh phí tại Vũng Tàu; tổ chức 02 lớp tập huấn (nhiếp ảnh), 01 lớp tập huấn viết tin, bài cho 60 lượt cộng tác viên Báo VNTN, 01 lớp Bồi dưỡng sáng tác Văn học cho 25 cây bút trong tỉnh tham dự, học viên đều rất trẻ (dưới 35 tuổi). Song song với việc tổ chức các trại sáng tác, lớp tập huấn Hội còn tổ chức tốt 06 cuộc thi sáng tác VHNT hàng năm, nhằm khuyến khích, động viên văn nghệ sĩ nâng cao chất lượng tác phẩm, phát hiện năng khiếu về VHNT để đào tạo bồi dưỡng, như tổ chức cuộc thi sáng tác văn học trên báo Văn nghệ Thái Nguyên (2014-2016), cuộc thi sáng tác - Triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh với chủ đề “Đảng, Bác Hồ với Thái Nguyên”, 02 cuộc thi ảnh nghệ thuật và 02 cuộc thi mỹ thuật trong tỉnh.

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do tỉnh tổ chức, 5 năm qua, Hội Văn học nghệ thuật đã tuyển chọn hàng trăm tác phẩm của hội viên gửi tham dự gửi tỉnh xét trao giải. Do được tuyển chọn kỹ ngay từ ở Hội nên nhiều tác phẩm tham gia đã đạt giải.

Qua các trại sáng tác, các lớp tập huấn và các cuộc thi đã phát hiện nhiều tác giả trẻ, có triển vọng để bồi dưỡng thành các hạt nhân tích cực của Hội trong tương lại.

Ngoài ra, Hội còn cử hội viên tham gia nhiều trại sáng tác do Bộ VHTT, Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các hội chuyên ngành tổ chức...

2.2- Xuất bản báo Văn nghệ Thái Nguyên:

Trong nhiệm kỳ qua, Báo Văn nghệ Thái Nguyên đã hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, đúng định hướng chính trị của Đảng, ngày càng nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức. Từ tháng 10/ 2014 báo đã tăng từ 03 kỳ/ tháng lên 04 kỳ/ tháng. 5 năm qua, báo đã xuất bản được 240 kỳ với nhiều chuyên trang, chuyên mục phong phú, có nhiều đổi mới, phản ánh kịp thời nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương. Tờ báo đã năng động, bám sát hiện thực cuộc sống gây được cảm tình của đông đảo độc giả yêu mến văn học nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Đã đăng tải hơn 1200 truyện ngắn, ký, truyện dịch và các bài lý luận, phê bình, gần 2500 bài thơ và nhiều tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt, chuyên mục “Hưởng ứng Cuộc vận động sang tác và quảng bá các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do tỉnh phát động đã thu hút được nhiều cây bút tham gia. Bên cạnh đó, từ tháng 6/2015, trang Thông tin điện tử Văn nghệ Thái Nguyên (gồm 2 phiên bản PC và mobile) hoạt động đi vào nề nếp, số lượng độc giả truy cập ngày càng cao. Hiện nay đã đạt hơn 4 triệu lượt truy cập.

Công tác phát hành được đảm bảo kịp thời, duy trì ổn định phạm vi, đối tượng hưởng thụ ( Báo Văn nghệ Thái Nguyên được phát hành đến Bí thư chi bộ các thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh; Ban tuyên giáo các cấp ủy và cán bộ văn hóa cơ sở). Số lượng phát hành ổn định 4000 tờ/ số.

2.3.  Trưng bày - triển lãm:

Thái Nguyên là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên phong phú, nhiều di tích văn hóa lịch sử độc đáo, đồng thời Thái Nguyên còn là trung tâm vùng trung du bắc bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh...Điều đó đã tạo nhiều cảm hứng, đề tài cho văn nghệ sĩ nói chung, các nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Kiến trúc sư nói riêng sáng tạo tác phẩm. Bên cạnh đó, Hội thường xuyên quan tâm động viên và tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ thuộc chuyên ngành Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Kiến trúc sáng tạo tác phẩm để tham gia triển lãm trong tỉnh, khu vực và toàn quốc, đồng thời cũng tổ chức nhiều cuộc thi sáng tác với mục đích khơi dậy nguồn cảm hứng, thúc đẩy phong trào sáng tác của hội viên, phát hiện những tài năng trẻ.

Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức trưng bày 03 triển lãm Mỹ thuật; 6 triển lãm Nhiếp ảnh và 02 triển lãm “Qui hoạch – Kiến trúc” tại tỉnh. Hỗ trợ tổ chức 06 triển lãm ảnh cá nhân, 01 triển lãm nhóm), ngoài ra, chuyên ngành nhiếp ảnh còn tổ chức trưng bày ảnh tại ngày truyền thống nhiếp ảnh và tại các lễ hội thơ hằng năm của hội.

Tham gia 05 cuộc triển lãm Mỹ thuật khu vực (Việt Bắc – Tây Bắc); 05 cuộc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực (Việt Bắc – Tây Bắc). Ngoài ra hội viên của Hội còn tham gia nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế khác. Các triển lãm đã để lại nhiều ấn tượng tốt cho đông đảo người yêu nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.

2.4- Tổ chức các Hội thảo-Tọa đàm chuyên ngành .

Để nhận diện và đánh giá được thực trạng của từng chuyên ngành cũng như của tác giả, tác phẩm VHNT trong giai đoạn hiện nay, trong 5 năm qua, Hội đã tổ chức tốt 05 cuộc Hội thảo khoa học, đó là: Hội thảo " Xây dựng tuần báo Văn nghệ Thái nguyên"; hội thảo về 3 tác phẩm văn xuôi của hội viên (Lê Thế Thành, Phan Thái và Minh Hằng); hội thảo “30 năm Thơ Thái Nguyên”; hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các Hội VHNT cấp huyện thành thị”; hội thảo về tiểu thuyết ‘Những người mở đường” của Hồ Thủy Giang, tổ chức tốt buổi Tọa đàm “Nhận diện thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động sân khấu Thái Nguyên hiện nay”. Tổ chức Gặp mặt những người viết văn trẻ khu vực Việt Bắc, gồm 40 tác giả đại diện cho lực lượng sáng tác trẻ thuộc 7 tỉnh khu vực Việt Bắc; Gặp mặt Nghệ sĩ là Quân nhân, Cựu chiến binh, cựu TNXP nhân ngày truyền thống QĐND. Các Hội thảo, tọa đàm đã được chuẩn bị và tổ chức công phu, chu đáo, đã thu hút được nhiều nhà văn, nhà báo Trung ương và đại biểu tham dự, hơn 100 lượt tham luận đ­ược trình bày trong hội thảo đã đánh giá đư­­ợc những đóng góp của các VNS Thái Nguyên trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam cũng như­­ vai trò, vị trí của các VNS trong sự nghiệp VHNT của địa phương Thái Nguyên.

2.5- Tổ chức đi thực tế sáng tác:

Đi sâu vào đời sống xã hội đưa đến tìm hiểu đời sống các tầng lớp xã hội mà dưới gốc là các tầng lớp nhân dân lao động, nền tảng là nông dân, công nhân, trí thức, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số giúp cho hội viên bổ sung kinh nghiệm, vốn sống, cảm hứng sáng tạo. 5 năm qua đã tổ chức nhiều đợt cho 150 hội viên đi thực tế tại nhiều vùng, miền, nhiều địa phương trong nước cũng như các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra hội viên còn tổ chức đi thực tế theo nhóm nhỏ, theo chuyên ngành. Báo Văn nghệ Thái Nguyên cũng đã tổ chức nhiều đợt đi thực tế cho phóng viên, cộng tác viên tại một số vùng biển đảo Trường sa... Sau mỗi chuyến đi đều có nhiều tác phẩm được hoàn thành, nhiều tác giả đã tổ chức trưng bày triển lãm, công bố tác phẩm.

2.6- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội để vận động sáng tác và công bố tác phẩm:

Nhằm đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn học nghệ thuật, Hội đã chú trọng tăng cư­ờng quan hệ, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phư­ơng để từng bước đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động VHNT, tạo điều kiện cho hội viên sáng tạo tốt hơn, như: phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Cuộc thi và triển lãm ảnh về môi trường; với Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, tổ chức Trang Văn học nghệ thuật phát đều kỳ mỗi tháng 1 số (từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã xây dựng phát sóng được 60 số); với Bảo Tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam - tổ chức triển lãm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và tổ chức Ngày Thơ Việt Nam hàng năm; với Bệnh viện trung ương Thái Nguyên tổ chức 03 cuộc triển lãm ảnh (Hy vọng)...Nhờ có các hoạt động phối hợp mà thu hút được một phần kinh phí hoạt động tạo điều kiện cho hội viên sáng tác, qua đó phát hiện tài năng, phát triển hội viên và giới thiệu tác phẩm tới công chúng.

2.7 - Kết quả triển khai chương trình hỗ trợ VHNT.

Hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật nhằm tác động thiết thực đến sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, tạo cho tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, có uy tín đối với công chúng. Quĩ hỗ trợ sáng tạo VHNT là nguồn kinh phí do UBTQ Liên hiệp VHNT cấp hàng năm (chủ yếu phục vụ cho hội viên của Hội). Sự hỗ trợ đó giúp cho Hội làm tốt chức năng định hướng sáng tác, tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và giúp cho nhiều hội viên hoàn thành, công bố được tác phẩm....

Tổng số kinh phí hỗ trợ được cấp tính đến hết năm 2018 là ..........triệu đồng (giai đoạn 2011- 2015, 2016-2020 là 550 triệu /năm), hàng năm Thường trực Hội đều chủ động xây dựng Qui chế, kế hoạch trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành để phân bổ hoạt động chuyên môn và đầu tư trực tiếp cho hội viên, việc xét đầu tư được tiến hành công khai, nghiêm túc đúng quy chế. Đến nay đã tổ chức thẩm định tác phẩm đầu t­­ư cho gần 200 tác giả, nhóm tác giả và tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn khác, trong đó:

 - Hỗ trợ công bố, hoàn thành 84 tập sách văn học nghệ thuật, 02 tiết mục múa, 1 đĩa CD; 18 cuộc triển lãm nghệ thuật (trong đó, có 06 cuộc triển lãm cá nhân và 01 triển lãm nhóm);

 - Tổ chức 06 trại sáng tác, 03 lớp tập huấn, 06 cuộc thi về VHNT; 9 cuộc hội thảo, tọa đàm; tổ chức dàn, dựng, phát sóng 60 Trang Văn nghệ trên Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên.

- Tổ chức nhiều buổi học tập Nghị quyết của Đảng, nghe thông báo về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương và gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm sáng tác...

2.8- Các hoạt động khác.

Bên cạnh những hoạt động tiêu biểu trên, nhiệm kỳ qua Hội đã tổ chức tốt lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội, 25 năm ngày ra số Báo Văn nghệ Thái Nguyên đầu tiên, tổ chức tốt nhiều hoạt động văn học nghệ thuật nhân các Ngày lễ lớn, như: tổ chức tốt Ngày thơ Việt Nam hàng năm, tổ chức tốt chương trình “Giới thiệu tác giả tác phẩm Âm nhạc Thái Nguyên”…Tham gia nhiều cuộc Hội thảo, tập huấn, trại sáng tác, các cuộc thi do TW Hội và các Hội chuyên ngành tổ chức. Đồng thời, duy trì tổ chức tốt Ngày Báo chí cách mạng Việt nam hàng năm; các ngày truyền thống của các chuyên ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Kiến trúc và tổ chức Chúc thọ hội viên cao tuổi hàng năm... Công tác bồi dưỡng lực lượng trẻ, công tác xã hội từ thiện cũng được thường xuyên quan tâm. Ngoài ra, Hội còn tổ chức làm công tác từ thiện tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Võ Nhai và Phú Bình, Đại Từ...

  1. Hoạt động của các Hội cơ sở, Chi hội chuyên ngành:

Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù đã được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo trong việc phát triển hội cơ sở, nhưng việc duy tổ chức và hoạt động hội còn gặp nhiều khó khăn, như: phí hoạt động rất hạn hẹp, lãnh đạo một số hội vẫn không có phụ cấp... song các hội cơ sở vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt chuyên môn và tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội. Nhiều hội viên ngoài việc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị công tác còn tích cực sáng tác tác phẩm, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn góp phần vào việc thúc đẩy VHNT phát triển. Một số Hội đã làm tốt công tác xã hội hóa các hoạt động văn học nghệ thuật, bằng cách phối hợp, liên kết với các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong địa bàn để có kinh phí tổ chức được nhiều hoạt động cho hội viên, tiêu biểu như: Hội VHNT huyện Định Hoá, Hội VHNT huyện Phổ Yên; một số Hội đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong địa bàn để tổ chức nhiều hoạt động nhằm bồi dưỡng kiến thức, quảng bá tác phẩm của hội viên...; tổ chức nhiều cuộc phát động sáng tác văn học nghệ thuật nhân các sự kiện văn hóa, lễ hội tại địa phương, như Hội VHNT huyện Phú Lương, Võ Nhai. Bên cạnh đó, nhiều chi hội chuyên ngành duy trì hoạt động có hiệu quả, như, chi hội Văn xuôi, Kiến trúc, Mỹ thuật và chi hội Nhiếp ảnh...Tuy nhiên, cũng còn một số Hội cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, như: chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động ( kể cả tiền phụ cấp cho lãnh đạo hội chuyên trách) nhưng hội đã từng bước kiện toàn tổ chức và đã cố gắng tự khẳng định mình bằng việc tổ chức được một số hoạt động chuyên môn như: Hội VHNT Thành phố Sông Công, huyện Đại Từ, huyện Võ Nhai và Hội VHNT huyện Phú Bình...

  1. Đánh giá chung.

4.1- Ưu điểm :

Trong nhiệm kỳ qua, công tác văn học nghệ thuật của tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển mới. Các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI đề ra cơ bản đều được hoàn thành. Các hoạt động của Hội đã dần đi vào chiều sâu, thiết thực, sáng tạo, hiệu quả. Điều kiện hoạt động của hội viên được tốt hơn. Cơ quan thường trực Hội từng bước được củng cố về mọi mặt; trình độ, năng lực của cán bộ ngày càng nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Tổ chức Hội ngày càng được củng cố và lớn mạnh, thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình trong đời sống văn hoá của tỉnh.

* Nguyên nhân :

 Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động của Hội đạt được những thành tựu trên trước hết là do có đường lối văn hóa văn nghệ đúng đắn của Đảng, trực tiếp là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương và sự phối hợp giúp đỡ của các Sở, Ban , Ngành đoàn thể trong tỉnh. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách của Đảng về văn học nghệ thuật đang từng bước đi vào cuộc sống, đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm và ủng hộ sự nghiệp văn học nghệ thuật.

 Ban lãnh đạo, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội đã nỗ lực vượt qua khó khăn để chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ do nghị quyết Đại hội VI đề ra; cơ quan Thường trực hội, lãnh đạo các Hội, chi hội chuyên ngành có tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, trước nhiệm vụ của mình; sự phấn đấu miệt mài sáng tạo của đông đảo hội viên trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật.

4.2- Một số hạn chế, khuyết điểm :

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua trong quá trình tổ  chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên lần thứ VI (2013 – 2018) đề ra, Hội cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm sau:

Hoạt động của Ban Chấp hành tuy đã được duy trì nhưng còn mang tính thủ tục, hình thức, chưa thật sâu sát với thực tế từng giai đoạn, nhiều Ủy viên BCH tham gia chưa đều kỳ, chưa có nhiều đóng góp thiết thực cho Hội; Thường  trực Hội chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các Nghị quyết của BCH đề ra, chưa tham mưu đầy đủ kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền những vấn đề có tính chiến lược lâu dài trong tổ chức, hoạt động của Hội, như: xây dựng quĩ hỗ trợ sáng tạo (hàng năm của tỉnh), các cơ chế, chính sách cho việc đào tạo, bồi dường lực lượng VNS trẻ, cơ chế đặt hàng đối với văn nghệ sĩ; Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận...

Việc triển khai tổ chức một số hoạt động chuyên môn của hội như: trại sáng tác, hội thảo, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn mang tính phong trào, thiếu chiều sâu; hoạt động hỗ trợ công bố tác phẩm (xuất bản, triển lãm) còn mang nặng tính bao cấp, phong trào nên số lượng tác phẩm có tăng nhưng chưa nhiều tác phẩm có chất lượng cao.

Hoạt động của một số Chi hội chuyên ngành còn trầm, chưa sôi nổi nên chưa phát huy hết vai trò của chi hội mình trong việc tham gia hoạt động chung của hội. Lãnh đạo một số chi hội chưa nhiệt tình, năng động, chưa tham mưu được cho BCH, Thường trực Hội trong quá trình tổ chức các hoạt động Hội. Một số hội viên thiếu nhiệt tình, trách nhiệm trong hoạt động sáng tạo tác phẩm, trong tham gia sinh hoạt và đóng hội phí theo qui định.

* Nguyên nhân :

- Nguyên nhân chủ quan:

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội chưa phát huy tốt năng lực lãnh đạo tập thể trong điều hành hoạt động của Hội. Công tác tham mưu, tư vấn cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về những vấn đề lâu dài có tính chiến lược trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật còn chưa kịp thời, chưa quyết liệt. Việc tham mưu đề xuất với tỉnh và quan hệ với các ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách và kinh phí hoạt động, công tác tổ chức, quản lý điều hành còn nhiều bất cập.

Cơ quan Thường trực Hội chưa thực sự năng động phát huy tối đa vai trò (tập thể và từng cá nhân) trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ, còn mang nặng tính bao cấp nên hiệu quả công việc chưa cao.

Nhiều chi hội chuyên ngành thiếu năng động, chủ động trong việc tổ chức hoạt động cũng như trong sinh hoạt chi hội theo qui định. Chưa thường xuyên tham mưu cho Thường trực Hội phương pháp tổ chức hoạt động đặc thù của chi hội cũng như hoạt động chung của Hội.

Nhiều hội viên còn chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia sinh hoạt Hội cũng như trong sáng tạo nghệ thuật, chưa coi việc sáng tạo VHNT là thiên chức cao cả của tác giả, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hội viên...

- Nguyên nhân khách quan:  Cơ chế, chính sách cho hoạt động văn học nghệ thuật chưa được nhất quán từ trung ương đến địa phương cũng như giữa các tỉnh với nhau. Các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; lãnh đạo các Hội cơ sở, chi hội chưa được hưởng phụ cấp nên không động viên khuyến khích được cán bộ nhiệt tình, chuyên tâm với công tác hội.

III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua thực tiễn tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên (2013-2018) đã đề ra; trên cơ sở những kết quả đã đạt được cũng như những yếu kém, tồn tại trong nhiệm kỳ qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là: Cần phải quán triệt, thực hiện tốt, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác văn học, nghệ thuật. Tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp , giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các Hội chuyên ngành Trung ương.

Hai là: Tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành Hội, luôn bám sát các hội cơ sở, các chuyên ngành, nắm bắt tư tưởng hội viên từ đó kịp thời chỉ đạo hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Ba là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên đi đôi với việc thường xuyên củng cố tổ chức Hội, đổi mới các hoạt động VHNT để hoạt động đi vào chiều sâu, có hiệu quả. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên, khuyến khích kịp thời các chuyên ngành, hội viên có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật ở địa phương .

Bốn là: Thường xuyên rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các quy chế, quy định do Hội ban hành để vận dụng, tạo điều kiện tốt nhất cho hội viên sáng tạo  và công bố tác phẩm, đặc biệt là các quy định về hỗ trợ đầu tư sáng tạo, công bố tác phẩm.

Phần thứ II

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ VII

 (2018 - 2023)

  1. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Tiếp tục thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác văn hoá, văn học nghệ thuật được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII), Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới", Chương trình hành động số 24/CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23- NQ/TW trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết số 33 của BCH Trung ương khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX. Đó là : phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tính nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người mới. Khuyến khích tìm tòi, thể hiện mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác với mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính. Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng, có các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc. Phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

  1. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Với phương châm: “Đoàn kết-sáng tạo, phát huy tinh thần và trách nhiệm của văn nghệ sĩ để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ mới”, trong nhiệm kỳ tới, hoạt động văn học, nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trong tâm và giải pháp cụ thể sau :

  1. Nhiệm vụ trong tâm :

- Chú trọng công tác tập hợp, đoàn kết đội ngũ hội viên của hội đi đôi với việc nâng cao chất lượng và tinh thần trách nhiệm của hội viên; phát hiện, bồi dưỡng các tài năng văn học nghệ thuật trẻ, tài năng văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số; bảo đảm tính liên tục về lứa tuổi, tính đồng đều giữa các chuyên ngành. Quan tâm thoả đáng đến các văn nghệ sĩ lão thành.

- Tập trung xây dựng đội ngũ tác giả, nhất là tác giả trẻ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật.

- Sáng tạo  được nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng cao, có giá trị nội dung, tư tưởng tốt. Khuyến khích sáng tạo các tác phẩm giầu tính nhân văn, giáo dục sâu sắc truyền thống dân tộc, truyền thống lịch sử và cách mạng của tỉnh, các tác phẩm phản ánh chân thực đời sống xã hội, các tác phẩm giành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận phê bình; sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn học nghệ thuật dân gian.

- Đẩy mạnh việc quảng bá, giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên thông qua báo Văn nghệ Thái Nguyên (cả báo in và báo điện tử), các báo, tạp chí trung ương, xuất bản sách, triển lãm, biểu diễn..., làm cho các tác phẩm văn học nghệ thuật đến được sâu rộng công chúng trong và ngoài tỉnh, quốc tế.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng báo Văn nghệ Thái Nguyên, đi đôi với việc hoàn thiện, đổi mới giao diện, nội dung của trang Thông tin điện tử Văn nghệ Thái Nguyên.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Tiếp tục mở rộng mạng lưới của Hội. Từng bước thành lập các hội chuyên ngành, tập hợp các hội VHNT các huyện, TP, thị xã làm hội thành viên để tiến tới thành lập Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Thái Nguyên.

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động văn học nghệ thuật do Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội chuyên ngành Trung ương và các tỉnh trong khối và khu vực tổ chức.

  1. Một số giải pháp :

- Nâng cao trình độ lý luận, nhận thức cho hội viên, làm cho từng hội viên hiểu biết sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hoá, văn học nghệ thuật, về công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập đa dạng với thế giới.

Hàng năm, ít nhất một lần, toàn thể hội viên được học tập, quán triệt, nghe phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về các vấn đề xây dựng và phát triển đất nước, về phát triển văn hoá, văn học nghệ thuật và một số chuyên đề thời sự khác.

- Phát huy cao nhất tính dân chủ, thảo luận, bàn bạc công khai để thống nhất, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động chuyên môn. Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho hội viên sáng tạo, phổ biến, công bố tác phẩm, đi thâm nhập thực tế. Đổi mới phương thức tổ chức các trại sáng tác. Tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Trung tâm sáng tác văn học nghệ thuật của Bộ VHTT và Du lịch để cử các tác giả địa phưong dự trại. Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra một số tác phẩm có chất lượng cao. Tổ chức các cuộc thi văn học, nghệ thuật nhằm khuyến khích sự sáng tạo của văn nghệ sĩ. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ sáng tạo tác phẩm VHNT của Chính phủ. Chú ý việc đào tạo, phát hiện các tài năng văn học, nghệ thuật trẻ và vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan Thường trực Hội, kiện toàn lại tổ chức Văn phòng Hội, báo Văn nghệ Thái Nguyên, sắp xếp cán bộ hợp lý theo hướng tinh, gọn phù hợp với hoạt động Hội. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế hoạt động nội bộ của Hội. Tiếp tục phát triển Báo Văn nghệ Thái Nguyên và trang tin điên tử của Hội, làm cho tờ báo và trang tin thật sự trở thành cơ quan ngôn luận, thành diễn đàn của văn nghệ sĩ tỉnh Thái Nguyên và những người yêu thích văn học nghệ thuật trong cả nước. Toàn thể hội viên tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ và các quy định, quy chế của Hội.

- Đẩy mạnh xã hội hoá một số hoạt động chuyên môn của hội như phối hợp tổ chức các trại sáng tác, các cuộc hội thảo, triển lãm, giao lưu văn học nghệ thuật, đi thâm nhập thực tế, phát hành sách, báo v.v... Tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ được đi tham quan, học tập, giao lưu trong và ngoài tỉnh.  Mở rộng quan hệ với các hội bạn và các tổ chức văn học nghệ thuật khác để giao lưu, trao đổi, phối hợp với nhau nhằm phát triển văn học nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh và đất nước.

- Tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ, phối hợp của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các hội chuyên ngành Trung ương, các ngành chức năng của tỉnh. Tiếp tục đề xuất, tham mưu với lãnh đạo tỉnh, với các cơ quan chức năng của tỉnh để xây dựng và thông qua những cơ chế, chính sách mang tính đặc thù của tổ chức hội.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :

- Kiến nghị với Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam và các hội chuyên ngành trung ương: Đề nghị được quan tâm, giúp đỡ một cách cụ thể, sâu sát các hoạt động về chuyên môn. Tạo điều kiện cho  hội viên và lãnh đạo hội được đi trao đổi, học tập trong và ngoài nước, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để hội viên có tác phẩm xứng tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước.

- Kiến nghị với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Nguyên : Tăng thêm kinh phí hoạt động thường xuyên cho Hội, đặc biệt là kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tài năng VHNT trẻ, kinh phí tổ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm VHNT hằng năm và kinh phí xét, tặng Giải thưởng VHNT hằng năm; tạo điều kiện cho cơ quan Thường trực hội có các phương tiện làm việc tốt hơn;  có phòng trưng bày, triển lãm để công bố tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc…tại thành phố Thái Nguyên...

                                                    * *

Chặng đường 5 năm qua, cùng với những thành tựu mà quê hương, đất nước ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, văn nghệ sĩ Thái Nguyên luôn phát huy truyền thống của quê hương cách mạng say mê sáng tạo VHNT góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân.

Chặng đường 5 năm tới chúng ta tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại, trước tình hình, nhiệm vụ mới, đội ngũ văn nghệ sĩ Thái Nguyên tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá VIII), Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới", Chương trình hành động số 24/CTr/TU thực hiện Nghị quyết 23- NQ/TW trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết số 33 của BCH Trung ương khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 – 2020.

BCH HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH THÁI NGUYÊN

Thường trực Hội đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, các đồng chí Chi hội trưởng các chi hội nghiên cứu, có ý kiến góp ý vào văn kiện (dự thảo) và trình bày tại buổi BCH mở rộng ngày 25/ 9/ 2018.

0 đã tặng

Mời bạn cho ý kiến, quan điểm...

Gửi
Hủy

Cùng chuyên mục

Đề án nhân sự Đại hội VII

Văn kiện 5 năm trước

Dự thảo Điều lệ Hội

Văn kiện 5 năm trước